post-title

Các xét nghiệm bố cần biết trước khi mang thai

Để quá trình mang thai và sinh sản thuận lợi, khám thai, sàng lọc và xét nghiệm trước khi mang thai rất quan trọng. Bố mẹ cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để thu được kết quả chính xác nhất. Vì một thai kỳ thành công!💪


Mục đích xét nghiệm trước khi mang thai

👨Xác định sớm bất thường sức khỏe

Bác sĩ sẽ xác định các bất thường về sức khỏe của bố, mẹ có thể di truyền sang con, ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của bé trong bụng mẹ và sau này. Đối với một số gia đình, xét nghiệm này cũng giúp bố mẹ có những quyết định về tâm lý trước khi chuẩn bị mang thai.🤰

👨Giúp bác sĩ đưa lời khuyên chính xác

Các xét nghiệm là tiền đề để giúp bác sĩ xác định thời điểm sinh con, thời điểm thụ thai, chuyển dạ an toàn và giúp bé khỏe mạnh. Nguy cơ con sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân được đề phòng sớm.👩‍⚕️

👨Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh

Khi mẹ biết rõ hơn về sức khỏe của mình, mẹ sẽ có một sự chủ động trong việc chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai để có một thai kỳ hoàn hảo nhất. Bố đi cùng cũng sẽ hiểu hơn cơ thể mẹ và chăm sóc mẹ tốt hơn nữa phải không ạ?💖


Xét nghiệm trước khi mang thai cho bố

👨Kiểm tra sức khỏe tổng quan

Bố ơi, bố sẽ được khám tổng quát lâm sàng trước đây ạ!✅ Bác sĩ sẽ hỏi bố về tiền sử sức khỏe của bố, tiền sử sức khỏe của gia đình. Đồng thời, chỉ số cơ thể (BMI), đo mạch, huyết áp, nhịp tim, và các cơ quan khác như hệ tim mạch, phổi, tiết niệu sinh dục đều được kiểm tra kĩ để đảm bảo sức khỏe bố.

👨Xét nghiệm máu

Bác sĩ kiểm tra nhóm máu của bố và yếu tố Rh. Rh là kháng nguyên được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu, Rh(+) khi có xuất hiện kháng nguyên và Rh(-) khi không xuất hiện kháng nguyên. Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh là yếu tố di truyền, có thể đe dọa tính mạng thai nhi nếu mẹ bầu bị chảy máu hoặc chấn thương ở bụng khiến một lượng nhỏ máu của em bé tiếp xúc với máu của mẹ khi mẹ Rh(+) và bé Rh(-).🩸

Xét nghiệm đông máu các giai đoạn như cầm máu, đông máu huyết tương cũng sẽ được kiểm tra để phát hiện sự cầm máu bất thường nếu bố bị thiếu vitamin C, giảm số lượng tiểu cầu hay hội chứng rối loạn đông máu. Xét nghiệm sinh hóa máu đo nồng độ hay hoạt động của các chất trong máu để đánh giá tổng quan chức năng các cơ quan của cơ thể.🧚

👨Xét nghiệm tinh dịch đồ

Bố cần được đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng. Xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm đánh giá chất lượng của tinh trùng thông qua các chỉ số như số lượng, khả năng di động, hình dạng,... Xét nghiệm này chỉ có thể kết luận khả năng sinh sản của bố cao hay thấp, chứ không thể kết luận là vô sinh hay không.😀

👨Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra xem bố có bị viêm nhiễm hoặc bị bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai không.🚽

👨Xét nghiệm nội tiết tố

Sự bất thường tăng hay giảm trong các hormone thường cảnh báo sự rối loạn trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng tới việc thụ thai. Để có những chẩn đoán chính xác nhất về khả năng sinh sản của bố, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này ngay trong buổi khám đầu tiên.👍

👨Siêu âm tinh hoàn (siêu âm bìu)

Siêu âm bìu chẩn đoán hiệu quả những bất thường của tinh hoàn, mào tinh hoàn và thừng tinh gây vô sinh ở nam giới. Đây là siêu âm đơn giản, không xâm lấn nên bố đừng lo lắng quá nhé.

👨Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng và vi sinh vật sống trên da hoặc sống trong dịch cơ thể như dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu… Nếu bố mẹ quan hệ tình dục không đúng cách, khả năng lây nhiễm các bệnh liên quan đường tình dục cao và gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thụ thai.👀