Mẹ đã sẵn sàng cho hành trình mang thai này như thế nào rồi? Để quá trình mang thai và sinh sản thuận lợi, mẹ đừng quên những xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai nhé!🔎
Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ
👩Kiểm tra sức khỏe tổng quan
Mẹ sẽ được thực hiện một bài kiểm tra rất đơn giản. Chi tiết đo chiều cao, cân nặng, chỉ số cơ thể BMI, huyết áp, nhịp tim sẽ được đo và lưu lại. Tất cả các cơ quan khác như hệ tim mạch, phổi, bụng mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cẩn thận trong buổi khám.😀
👩Khám phụ khoa
Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan vùng chậu như âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang, hội chứng buồng trứng đa nang,... đều có thể ảnh hưởng tới việc thụ thai và làm mẹ lo lắng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem mẹ đã từng phẫu thuật cổ tử cung hoặc tử cung, sảy thai hay nạo thai trước đó chưa để chẩn đoán khả năng thụ thai chính xác nhất.👩⚕️
👩Khám nha khoa
Sức khỏe răng miệng phải tốt thì mẹ mới có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu như không phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng và điều trị kịp thời, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể làm bệnh tồi tệ hơn, tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng có liên quan tới các biến chứng thai kỳ như sinh non, sinh con nhẹ cân, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.🦷
👩Xét nghiệm máu
Bác sĩ kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, tế bào hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng tiểu cầu và lượng sắt dự trữ trong cơ thể mẹ. Mẹ sẽ được chẩn đoán xem có bị thiếu máu không hoặc có tế bào nào bất thường không. Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu còn chẩn đoán các bệnh lý khác như viêm gan, bệnh thalassemia, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bênh lao, thủy đậu và herpes, tình trạng vitamin D trong cơ thể, khả năng sinh con bị bệnh Down.🩸
👩Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ xét nghiệm nước tiểu cho mẹ để kiểm soát nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh thận. Nếu lượng đường cao được tìm thấy trong nước tiểu của mẹ, mẹ sẽ phải làm xét nghiệm dung nạp glucose để kiểm tra xem có mắc tiểu đường không.🚽
👩Kiểm tra di truyền
Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai giúp xác định mẹ và bố có mang gen bất thường gây ra bệnh truyền sang con không. Nếu bé sinh ra với các tình trạng di truyền xấu, cuộc sống bé sau này bị ảnh hưởng, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của trẻ.🧬
Kiểm tra di truyền đặc biệt quan trọng với các mẹ đã bị sảy thai 2 lần trở lên, cố gắng thụ thai trên 35 tuổi hoặc đã có con mắc chứng rối loạn di truyền. Nếu người thân từng có người mắc chứng bệnh di truyền, từng bị sảy thai hoặc vô sinh, mắc bệnh về tinh thần như chậm phát triển trí tuệ não hay dị tật, mẹ cũng sẽ được bác sĩ thực hiện kiểm tra này.👀
👩Kiểm tra sức khỏe tinh thần
Mẹ biết không, theo nghiên cứu của Hoa Kỳ, cứ 9 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị trầm cảm. Những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng hay rối loạn ăn uống đều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và sức khỏe thai nhi. Để đảm bảo tinh thần của mẹ ở trạng thái tốt nhất, bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định thuốc phù hợp nếu cần thiết.🥰
👩Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng và vi sinh vật sống trên da hoặc sống trong dịch cơ thể như dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu… Nếu bố mẹ quan hệ tình dục không đúng cách, khả năng lây nhiễm các bệnh liên quan đường tình dục cao và gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thụ thai.✅
👩Kiểm tra nội tiết tố và tuyến giáp
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem nội tiết tố của mẹ để phát hiện sớm các bất thường ở tuyến giáp của mẹ nếu có vì tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Hormone tuyến giáp thấp cũng có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng trứng từ buồng trứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mẹ.🤰
👩Kiểm tra vú
Vú sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé ngay sau khi bé sinh ra. Bác sĩ khám và siêu âm vú mẹ để kiểm tra các khối u có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.☘️
👩Siêu âm ổ bụng
Qua kiểm tra này, bác sĩ đánh giá khách quan về hình thái học và phát hiện dấu hiệu bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung hoặc buồng trứng.🩺
Mẹ chuẩn bị gì khi khám sàng lọc trước khi mang thai?
Chúc mừng mẹ!🎊 Thật sự mẹ đã bước đầu tiên vào hành trình chuẩn bị mang thai này rồi. Ngay từ khi có ý định có em bé, bố mẹ nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt, khuyến khích mẹ đi trước khi mang thai từ khoảng 3-6 tháng.😎
Khi đi khám, mẹ hãy mang theo đầy đủ giấy tờ khám sức khỏe như giấy tiêm chủng, đơn khám bệnh gần đây nhất để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn.💝 Mẹ cũng nên nắm rõ tiển sử bệnh lý của bản thân và gia đình, lối sống mẹ như thế nào, có bị dị ứng gì không, chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, có từng mắc bệnh gì nghiêm trọng.
Đối với những phụ nữ đã sinh con, sảy thai hoặc nạo thai trước đây, mẹ hãy ghi nhớ rõ để báo bác sĩ lịch sử mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ các loại xét nghiệm này trước để chuẩn bị như có những xét nghiệm nào cần nhịn ăn hay nhịn tiểu không, thời điểm thăm khám lúc nào phù hợp.🙆♀️