post-title

Cẩn thận với đồ ăn nhiều đường khi mang thai!

“Mẹ muốn ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng?” Có nhiều mẹ bầu cũng thấy mình như thế, giơ tay cho Baby Billy nào. Nhưng mẹ biết không, những đồ ăn này có thể có hại cho mẹ nhiều lắm đó.💥 


Thỉnh thoảng thì được, nhưng thường xuyên thì không!

🍬 Lượng đường trong máu mẹ tăng lên!

Thỉnh thoảng mẹ ăn đồ ngọt sẽ không sao đâu, nhưng nếu thường xuyên thì mẹ nên để ý một chút nhé.😅 Tiêu thụ nhiều đồ ăn có đường sẽ tăng lượng đường trong máu mẹ, sẽ nguy hiểm lắm đó ạ.

Khi lượng đường trong máu mẹ tăng cao, lượng hormone insulin cũng tăng cao để giải phóng lượng glucose. Tuy nhiên, trong thời kỳ mẹ mang thai, nhau thai tiết ra nội tiết tố làm giảm lượng insulin để glucose có thể truyền từ mẹ sang bé. Lượng glucose tăng có thể gây ra tiểu đường thai kỳ, mẹ nghiện đồ ngọt khi mang thai nên mẹ phải thật cẩn thận với lượng đường đang thu nạp vào cơ thể.🙅‍♀️ 

🍬 Mẹ tăng cân quá nhanh sẽ rất nguy hiểm!

Thực tế, lượng đường trong cơ thể tăng quá nhanh khiến mẹ tăng cân nhanh chóng không phanh! Mẹ bầu bị béo phì liên quan tới nhiều tình trạng nguy hiểm như huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, ngưng thở khi ngủ. Em bé có thể bị sinh non hoặc chết lưu.😥 


Lượng đường tăng ảnh hưởng xấu tới em bé

🍬 Em bé gặp nguy hiểm

Quá nhiều đường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ. Nó cũng ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng mẹ đó ạ. Mẹ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với mẹ có cân nặng bình thường. Em bé sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hoặc ống thần kinh.😰 

Quá nhiều mỡ trong cơ thể mẹ cũng gây cản trở khi siêu âm hoặc việc chẩn đoán vấn đề với thai nhi khi giải phẫu bé. Em bé lớn hơn bình thường có thể bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. Bé có thể bị sinh non hoặc chết lưu.

🍬 Kể cả sau khi ra đời?

Khi đường huyết của mẹ cao, đường huyết của bé cũng cao, tuyến tụy của bé sản xuất ra nhiều insulin hơn. Sau khi bé được cắt dây rốn, lượng đường từ mẹ không truyền sang con nữa nhưng lượng insulin hormone cao vẫn còn nhiều dẫn tới bé bị hạ đường huyết có nguy cơ bị co giật.📜  

Nguy cơ suy hô hấp, hạ canxi, tăng nguy cơ bị dị ứng đều là những biến chứng bé có thể mắc phải sau khi sinh ra. Theo nghiên cứu khoa học ở trường đại học Queen Mary của Anh, trẻ sinh ra từ mẹ có lượng đường trong máu cao tăng 38% đến 101% nguy cơ phát triển dị ứng sau sinh.📈   

🍬 Đường hóa học cũng nguy hiểm nữa!

Nhiều bố mẹ cho rằng mình có thể lựa chọn sản phẩm 0 calo hay chất tạo ngọt tổng hợp để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất hóa học này đều có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.😔 

Mẹ tiêu thụ đường hóa học gây kích thích niêm mạc đường ruột và ảnh hưởng tới chức năng men tiêu hóa, suy giảm chức năng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa và cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Những thai nhi trong bụng mẹ uống đường hóa học không mang chất dinh dưỡng nào hoặc không calo đều có thể bị béo phì gấp đôi so với những bé khác.🥤  


Mẹ thật sự không nên ăn nhiều đường thật mà!

 

Các chuyên gia bác sĩ vẫn khuyên rằng mẹ nên ăn các thực phẩm ngọt nhiều đường một cách vừa phải để có một thai kỳ khỏe mạnh.📜 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường mẹ có thể thu nạp hàng ngày nên dưới 25g, tức là chiếm tầm 5% tổng lượng calo. 25g là một lượng nhỏ, tầm một nửa quả trứng. Mẹ hãy có chế độ ăn thật đầy đủ dinh dưỡng và điều độ để bảo vệ cơ thể mình và bé nhé.💘