post-title

Cân nặng khi thụ thai của mẹ nên như thế nào?

Khi chuẩn bị mang thai, phần lớn bố mẹ để ý tới những yếu tố như thời gian rụng trứng, quá trình mang thai, dinh dưỡng,.. còn một yếu tố quan trọng không kém thì nhiều gia đình bỏ qua. Cân nặng của mẹ cũng góp phần quan trọng quyết định thai kỳ có khỏe mạnh hay không đó ạ!⚖️


Cân nặng đóng vai trò như thế nào trong việc thụ thai?

Cân nặng của mẹ phản ánh một phần sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai. Việc thiếu hoặc thừa cân đều có thể tác động tiêu cực đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng tới việc rụng trứng.⚡

Những mẹ có cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai thường thụ thai nhanh hơn, trứng khỏe mạnh, việc sinh nở và mang thai trở nên dễ dàng hơn. Mẹ tròn con vuông, bé ra đời cũng khỏe mạnh hơn và không có nguy cơ mang biến chứng. Vì thế, khi mẹ đi khám chuẩn bị mang thai, bác sĩ sẽ thường lưu ý mẹ điều chỉnh cân nặng cho phù hợp trước khi thụ thai chứ không điều chỉnh khi mẹ đã mang thai.🥰 


Thiếu cân ảnh hưởng tới việc mang thai như thế nào?

Nếu mẹ ăn kiêng quá mức hoặc chế độ ăn không lành mạnh, mẹ có khả năng bị thiếu cân để thụ thai. Thiếu cân có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh và khiến việc dự đoán ngày rụng trứng, ngày dự sinh của mẹ khó khăn hơn nhiều.🥗

Ngoài ra, thiếu cân còn đồng nghĩa với việc mẹ có thể thiếu chất dinh dưỡng truyền cho con. Bé sinh ra có nguy cơ sinh non hoặc sinh ra có cân nặng thấp.👶


Thừa cân ảnh hưởng tới việc mang thai như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thừa cân, béo phì có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng xấu đến khả năng rụng trứng, dự đoán ngày dự sinh khó, thậm chí tăng khả năng vô sinh ở phụ nữ.⏲️

Khó khăn trong điều trị hiếm muộn

Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong việc thụ thai tìm đến các biện pháp như thụ tinh ống nghiệm IVF.💉 Tuy nhiên, béo phì có thể giảm tỷ lệ thành công của các biện pháp này vì nó cản trở khả năng phản ứng với thuốc của cơ thể, từ đó làm giảm số lượng và chất lượng của trứng. Mẹ bị béo phì có thể đối mặt với nguy cơ chảy máu và chấn thương trong quá trình điều trị.

Tăng nguy cơ sảy thai

Béo phì có thể tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, có thể dẫn đến tiền sản giật. Mẹ biết không, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng béo phì có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu!🤰

Các vấn đề về sức khỏe

Béo phì là nguyên nhân liên quan tới nhiều biến chứng như hội chứng buồng trứng đa nang, đái tháo đường. Thừa cân còn gây tăng cân và rụng trứng không thường xuyên khiến mẹ khó thụ thai. Vì sức khỏe của mẹ và bé, mẹ hãy để ý tới cân nặng của mình nhé.👀 


Cân nặng cả mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?

Nếu mẹ đang có ý định mang thai, mẹ hãy xem xét chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng lý tưởng cho việc mang thai. Chỉ số BMI trong khoảng 19-25 là lý tưởng để mẹ mang thai an toàn đấy ạ.🥰