post-title

Mẹ bầu ăn mặn được không?

Dù biết là ăn mặn không tốt cho sức khỏe, sao mẹ vẫn thèm đồ ăn mặn thế này nhỉ? Khẩu vị đậm đà đặc biệt trong thời kỳ mang thai này, mẹ bầu ăn mặn có sao không?👀


Đồ ăn mặn…. Cưỡng lại sao đây?

🧂Lợi ích của muối

Muối rất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ vì muối đóng vai trò cân bằng chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể, trợ giúp truyền xung thần kinh và chức năng cơ.😶‍🌫️ Hơn nữa, trong muối iot, iot là nguyên tố vi lượng hỗ trợ sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu iot, mẹ dễ gặp các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật trí tuệ ở trẻ em.👶

🧂Vì sao mẹ thèm ăn mặn khi mang thai?

Nếu mẹ vô cùng thèm ăn đồ ăn mặn trong khi mang thai, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng và khoáng chất.😟 Khi mang thai, cơ thể mẹ thay đổi, lượng hormone tăng cao khiến cảm giác thèm ăn đến bất thường, thậm chí khẩu vị của mẹ cũng thay đổi nên mẹ bỗng thèm đồ mặn hơn.

Nếu mẹ đã thèm ăn mặn trước khi mang thai và tình trạng này kéo dài đến khi mang thai hoặc sau sinh con, đây có thể là dấu hiệu của bệnh Addison (trục trặc tuyến thượng thận) hoặc hội chứng Bartter (một bệnh về thận). Hoặc đơn giản là mẹ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của người nhà nên mẹ quen và thèm đồ ăn mặn hơn mọi khi.👪


Tác hại của ăn mặn đối với mẹ bầu

🧂Huyết áp cao và bệnh tim

Thận là bộ phận điều hòa lượng natri trong muối. Nó sẽ phải hoạt động quá sức và gục ngã dần nếu mẹ ăn quá nhiều muối đó ạ.😭 Khi lượng muối tăng cao, cơ thể sẽ giữ lại nhiều nước để làm loãng và cân bằng lại cơ thể, gây áp lực nhiều hơn lên hệ thống tim mạch, dẫn đến huyết áp cao và các bệnh về tim. Huyết áp cao trong thai kỳ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non.

🧂Gây phù nề

Nếu tình trạng ăn mặn kéo dài không kiểm soát, cơ thể mẹ tích trữ nước và muối nhiều dẫn đến phù nề, huyết áp tăng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, ăn mặn nhiều có thể gây nhiễm độc thai nghén, rất nguy hiểm cho bé.🙅‍♀️

🧂Giảm sức đề kháng

Thói quen ăn mặn khiến mẹ luôn cảm thấy khát nước, làm giảm sự bài tiết của nước bọt. Vi trùng sinh sôi lớn mạnh trong hệ hô hấp, dẫn đến sức đề kháng của niêm mạc miệng bị yếu. Mẹ sẽ cảm thấy họng mình đau vì viêm họng đấy.🩺

🧂Cảm thấy buồn bực, khó chịu

Lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ tăng lên giúp cơ thể thích ứng tốt hơn với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Cơ thể dự trữ nhiều muối từ thói quen ăn mặn này khiến tim mẹ nặng nề, gây tình trạng hồi hộp, buồn bực, khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.😫

🧂Gây hại cho thận của thai nhi  

Mẹ ăn mặn không tốt cho thận của bé. Thận và các cơ quan tiêu hóa của bé đều dần hình thành và phát triển từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu mẹ ăn nhiều muối thời điểm này, thận bé dễ bị quá tải và tổn thương.⚡


Bí quyết hạn chế ăn mặn

🧂Cắt giảm lượng muối khi nấu ăn

Mẹ bỏ bớt lượng muối khi nêm nếm đồ ăn, hạn chế dùng nước chấm quá đặc, pha nước chấm loãng hơn một chút sẽ tốt cho mẹ nhé. Mẹ không thể ngay lập tức từ bỏ đồ mặn. Thói quen cần xây dựng từ từ, từng bước một, dần dần mẹ sẽ xây dựng được một chế độ ăn khỏe mạnh cho cả nhà.💪

🧂Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn

Các loại thịt hun khói, ô mai, mứt hoa quả sấy, khoai tây rán sao nhìn hấp dẫn thế này? Nhưng mà mẹ không nên ăn đâu, chúng chứa lượng muối khá lớn đó ạ.🥓 Đặc biệt các món ăn như xúc xích, lạp xưởng, pho mát thường có lượng muối lớn hơn gấp nhiều lần để bảo quản lâu hơn. Mẹ hãy chọn những thực phẩm tươi như rau, trái cây tươi, những loại thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa nhé.🥗