post-title

Tử cung nhỏ ảnh hưởng tới khả năng mang thai không?

Mẹ thường phát hiện tử cung của mình như thế nào cho đến khi được siêu âm. Khi được chẩn đoán tử cung nhỏ, nhiều mẹ nghĩ rằng đây là dị tật tử cung có thể gây khó khăn cho việc thụ thai và sinh con phải không? Vậy thật sự tử cung nhỏ có nguy hiểm đến thế?👀


Mẹ có tử cung nhỏ?

👩Tử cung nhỏ là gì?

Tử cung là bộ phận có hình dạng giống quả lê lộn ngược, nằm giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Tử cung được chia làm bốn phần là đáy tử cung, thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung.4️⃣ 

Quá trình hình thành tử cung bắt đầu từ tuần thứ 5 thai kỳ, bắt đầu tăng trưởng phát triển khi bé gái ở giai đoạn tuổi dậy thì 13-14 tuổi. Dù quá trình phát triển ở mỗi phụ nữ khác nhau, kích thước trung bình tối thiểu của tử cung thường dài 3,8cm, rộng 3,7cm và dày 2,7cm. Khi nói rằng tử cung nhỏ tức là thể tích tử cung nhỏ đối với kích thước tương ứng với độ tuổi và kích thước tối thiểu.🍃

👩Dấu hiệu nhận biết tử cung nhỏ

Nếu mẹ có tử cung nhỏ, thường mẹ có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ít một cách bất thường, cảm thấy đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh. Âm hộ không phát triển nhiều, mông phẳng, lông mu thường thưa thớt. Mẹ còn dễ bị sảy thai, sinh non, thậm chí là vô sinh ngay cả khi đã dùng các biện pháp hỗ trợ thụ thai. Nồng độ prolactin trong máu tăng cao. Bé sinh ra dễ nhiễm bệnh về rối loạn nhiễm sắc thể.🧬


Nguyên nhân dẫn đến tử cung nhỏ

👩Bẩm sinh

Tử cung nhỏ có thể là kết quả của sự phát triển không hoàn chỉnh từ thời kỳ phôi thai. Ngay từ khi chào đời, bé gái đã có một tử cung nhỏ bẩm sinh.👶

👩Di truyền

Gia đình có người thân như mẹ, chị gái, em gái,.. có tử cung nhỏ thì đặc điểm này có khả năng cao di truyền giữa phụ nữ trong nhà.👪

👩Sự bất thường của nội tiết

Tuyến yên sản sinh ra lượng lớn hormone prolactin trong giai đoạn dậy thì có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các cơ quan sinh sản và sự phát triển của tử cung. Nếu mẹ có khối u trong tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, khối u sẽ làm rối loạn hormone, làm tăng nguy cơ thay đổi kích thước của tử cung.😟

👩Tiếp xúc môi trường độc hại

Nếu mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại hoặc mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh như quai bị, rubella, từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, đều có khả năng cao có tử cung nhỏ. Các trị liệu bệnh thần kinh, hoạt động thể chất quá mức khiến cơ thể yếu mệt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, khả năng thụ thai và kích thước tử cung đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.☠️


Ảnh hưởng của tử cung đến khả năng thụ thai

👩Mức độ 1

Mức độ dị dạng tử cung được chia làm 3 cấp độ để đánh giá khả năng sinh sản. Mức độ 1 là mức độ nghiêm trọng nhất của sự kém phát triển tử cung nhưng thường rất hiếm gặp. Tử cung thường có chiều dài không quá 3cm, cổ tử cung có chiều dài khoảng ½ chiều dài tử  cung. Tử cung thô sơ hay tử cung phôi thai ở trường hợp này khiến mẹ không có kinh nguyệt, không thể thụ thai và mang thai.😭

👩Mức độ 2

Kích thước tử cung lớn hơn so với tử cung thô sơ, nhưng tỷ lệ giữa thân tử cung và tử cung đều không khác mức độ 1 nhiều. Nếu mẹ ở mức độ này, mẹ còn có một số đặc điểm khác nhau như âm hộ nhỏ hay lông mu thưa thớt, kinh nguyệt rất ít, đau bụng dữ dội khi có kinh, kinh nguyệt rất ít, đau khi quan hệ. Mẹ yên tâm nhé, bác sĩ sẽ điều trị kéo dài bằng hormone kết hợp các biện pháp khác để khôi phục chức năng sinh sản được ạ!🕊️

👩Mức độ 3

Nếu tử cung của mẹ dài 7-8cm, tỷ lệ giữa cổ tử cung và tử cung là 3:1 tương ứng với chỉ số phẫu thuật của tử cung, Baby Billy chúc mừng mẹ!🥳 Đừng lo quá nhé, tử cung mẹ chỉ hơi kém phát triển chút thôi! Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mức độ kém phát triển của tử cung và điều trị tích cực cho mẹ. Tuy khả năng thụ thai và mang thai bình thường, mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định bác sĩ và chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn người khác để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai nhé.👩‍⚕️