post-title

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có phải vì thiếu canxi?

Ọc sữa sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là một hiện tượng sinh lý rất bình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có cách xử lý phù hợp thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm tăng cân, thậm chí còn gây viêm mũi họng, bội nhiễm và nhiều trường hợp nặng phải dùng kháng sinh sớm !!! 


Nguyên nhân bé bị ọc sữa

Đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa của bé

Hệ tiêu hóa của bé vốn dĩ đã có những đặc điểm sinh lý bẩm sinh như dạ dày nhỏ, nằm ngang, cơ vòng tâm vị bịt dạ dày mỏng,...Những điều này khiến sữa không thể ở lâu trong dạ dày nên dễ bị trớ ra ngoài. Vì vậy, hiện tượng ọc sữa chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là bệnh nghiêm trọng nên bố mẹ đừng quá lo lắng nha.  

Cách cho bú khiến bé bú phải quá nhiều hơi

Hơi được mệnh danh là “kẻ thù” của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ, sữa công thức không đúng cách, cho bú quá no hoặc quá nhanh sẽ khiến bé bú phải rất nhiều hơi dẫn đến bị nấc cụt và ọc sữa ra ngoài. 

Thay đổi môi trường đột ngột

Môi trường nhiệt độ đột nhiên thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc đột nhiên tiếp xúc với hơi lạnh của máy điều hòa cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé ọc sữa sau khi bú. Bố mẹ cũng nên lưu ý yếu tố này.

Cơ địa dị ứng bẩm sinh

Đối với trường hợp bị dị ứng bẩm sinh với đường lactose trong sữa mẹ thì hiện tượng ọc sữa cũng sẽ xảy ra với bé. Ngay cả sữa công thức cũng có thể có xảy ra tình trạng tương tự. 

Thiếu Vitamin D3 và Canxi

Vitamin D có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hấp thụ canxi trong đường ruột tốt hơn. Nhưng sữa mẹ lại không thể đáp ứng đủ lượng vitamin D cần thiết cho bé. Còn canxi thì lại trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình khử hoạt của các màng tế bào cơ trơn (phế quản, khí quản…) nên việc thiếu canxi sẽ gây ra các cơn co cơ dễ khiến bé bị nấc cụt, ọc sữa, trớ đẩy sữa ra bên ngoài. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung thêm vitamin D và canxi cho bé ngay sau khi sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nha.

Nếu tình trạng thiếu vitamin D và canxi bị kéo dài sẽ dẫn đến một số triệu chứng đi kèm như trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, chân tay nhão, biếng ăn, suy dinh dưỡng và cuối cùng là sức đề kháng yếu.


Cách xử lý khi bé bị ọc sữa

Đặt bé nằm nghiêng

Ngay khi bé bị ọc sữa, bố mẹ cần phải đặt cho con nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh dịch nôn trớ trào ngược vào hệ hô hấp gây khó thở cho bé. Vệ sinh sạch sẽ mũi họng của bé bằng nước muối sinh lý.

Vệ sinh thân thể

Lau sạch toàn thân bé, đặc biệt những vùng có dịch ọc sữa dính vào. Thay quần áo mới sạch sẽ cho bé. 

Trấn an tinh thần

Có thể vỗ nhẹ nhàng sau lưng bé nhằm trấn an tinh thần để bé có thể ho bật hết chất dịch còn đọng lại trong đường hô hấp. 

Cho bé uống nước điện giải bù nước

Cho bé uống một chút nước ấm hoặc nước điện giải bù lại lượng nước bé đã trớ ra ngoài

theo hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ cần phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng tiếp theo của các bé nếu các mẹ thấy có hiện tượng bất thường thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Biện pháp hạn chế tình trạng ọc sữa

Cho bú đúng cách và vừa đủ lượng sữa.

Không nên cho trẻ bú quá nhiều và quá nhanh cùng một lúc. Đặt núm vú vừa với miệng với bé. Nếu bé bú sữa bình thì tránh để bình sữa nằm ngang và không để sữa ngập núm vú. Bế bé lên, nâng đầu vai bé cao hơn bình thường và tránh tình trạng bé bị gập cổ khi bú. Không cho bú khi bé đang nằm. 

Sau khi bú xong, bố mẹ nên bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi trong dạ dày ra. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng. 

Nên massage bụng bé trước mỗi cữ bú và tránh để bé quấy khóc trước, trong và sau khi bú. 

Bổ sung vitamin D và canxi cần thiết

Trong trường hợp bị thiếu các vi chất cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin D như đã chia sẻ ở phần trên, bé sẽ thường xuyên đổ mồ hôi, quấy khóc, vặn vẹo thân mình nên dễ dẫn đến tình trạng ọc sữa. Bố mẹ cần bổ sung canxi và vitamin D cần thiết cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Bố mẹ không nên tự ý sử dụng bất cứ với loại thuốc cầm nôn hay là thuốc điều trị gì đó nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện được những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Như vậy sẽ cải thiện được tình trạng của bé và có thể tránh được những biến chứng của nôn trớ như là viêm hô hấp, viêm hầu họng mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày thực quản mạn tính. Đây là những các bệnh lý mà bé các bé có thể gặp phải nên bố mẹ cũng nên lưu tâm đến điều này.