Da bé thường xuyên bị khô, nứt nẻ, thô ráp 🔆 thậm chí là bong tróc ở vùng mặt, bàn tay, bàn chân và cả vùng lưng. Đặc biệt là vào mùa đông , bé thường hay ngứa ngáy🔥, khó chịu và đôi khi còn bị rối loạn giặt ngủ💤. Làm sao để xử lí trong trường hợp này đây?
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị khô da
🧼 Hiện tượng lột da
Trong 1-2 tuần đầu sau sinh, các lớp da không có lớp màng bảo vệ có xu hướng dễ bị khô, bong ra khi tiếp xúc với không khí, nước, hơi nóng, quần áo và khăn bông.
🛁 Thời gian tắm
Việc tắm cho bé trong thời gian quá lâu hoặc quá nhiều, nhất là khi tắm với nước nóng sẽ làm các chất dầu tự nhiên trên da sẽ dễ bị trôi đi và khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên.
🫧 Da bé vốn dĩ rất nhạy cảm
Nên việc bé tiếp xúc với sữa tắm, phấn rôm, quần áo cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị kích ứng da, nứt nẻ, nhạy cảm và khô hơn bình thường.
🌡️ Thời tiết
Hiện tượng da khô của trẻ sơ sinh có xu hướng trở nên trầm trọng hơn vào mùa đông; khi nhiệt độ giảm và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da, dẫn đến khô da.
🦠 Bệnh lý về da
Nếu bé mắc các bệnh ngoài da như vảy cá, chàm, viêm da cơ địa thì khả năng da bị khô rát, bong tróc cũng sẽ cao hơn bình thường.
Cách xử lí trong những trường hợp như trên?
⏰ Tắm đúng cách
Nên giảm thời gian tắm cho bé xuống từ 5-10 phút. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng nước ấm thay vì nước nóng và chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, không mùi, chứa ít chất tẩy rửa hơn xà phòng thông thường, tốt nhất là từ các nguồn tự nhiên.
💦 Cung cấp đủ nước
Đừng quên cho bé uống nhiều nước và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong ít nhất 6 tháng đầu. Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng sẽ không giúp ích gì nếu bé không được dưỡng ẩm bằng kem dưỡng ẩm để giữ nước.
🧦 Tránh không khí lạnh
Mang tất hoặc bao tay vào tay chân của bé hoặc phủ một tấm chăn lên ghế ô tô, xe đẩy của em bé để bảo vệ mặt em bé khỏi gió và không khí lạnh.
🩻 Tránh hóa chất mạnh
Thay vì giặt quần áo bé bằng bột giặt thông thường, hãy chọn loại bột giặt được thiết kế dành riêng cho làn da nhạy cảm của bé. Và lưu ý không nên thoa nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da bé.
🧴Thoa kem dưỡng ẩm
Nên thoa khoảng 2 lần/ ngày sau khi đã tắm cho bé kết hợp mát-xa nhẹ nhàng để làm mềm da, bé dễ chịu hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bong tróc da. Nếu da của bé vẫn khô thì bố mẹ hãy thử chuyển sang kem dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da khác.
🥼 Chọn quần áo phù hợp
Nên lựa chọn những loại vải có chất liệu thiên nhiên, vải nhẹ như vải cotton 100%, vải bông hoặc sợi tre mang lại cảm giặt thoải mái, an toàn và tránh chọn vải thô hoặc vải sợi tổng hợp sẽ khiến da của bé bị kích ứng và khô da. Nên chọn quần áo rộng hơn so với cơ thể và giặt sạch sẽ trước khi cho bé mặc lần đầu tiên vì quần áo ở các cửa hàng thường chứa nhiều vi khuẩn.
🧽 Chọn sản phẩm tắm giặt an toàn
Đọc kỹ thành phần ở trên nhãn hiệu và chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường, có giấy chứng nhận về nguồn gốc thực vật, được các cơ quan uy tín chứng nhận an toàn khi sử dụng cho bé. Cần lựa chọn sản phẩm tắm gội cho bé có thành phần từ thiên nhiên tốt cho da bé như dầu ô-liu, dầu hạnh nhân, bơ ca cao, nha đam…Có thể lấy một lượng nhỏ sữa tắm hoặc dầu gội bôi lên da bé trong vòng một giờ kiểm tra xem có bị kích ứng không.
🍃 Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát
Thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, khử trùng và giặt giũ các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da bé để phòng bé luôn được thông thoáng, mát mẻ và sạch sẽ. Nên lựa chọn những loại chăn, ga, gối, đệm dễ dàng giặt tẩy, thoáng mát để da bé được thoải mái nhất khi nằm ngủ. Ngoài ra, bố mẹ có thể cân nhắc đến việc sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng, giảm bớt tình trạng khô da bong tróc cho bé.
🍁 Một số nguyên liệu tự nhiên “đặc trị” khô da
- Dầu dừa
- Dầu ô-liu (olive)
- Hỗn hợp mật ong và bột yến mạch
Trong trường hợp bé bị khô da, bong tróc nặng hoặc bố mẹ đã áp dụng các phương pháp chăm sóc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác 🌞