post-title

Bé bị ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bệnh gì?

Nguyên nhân bé ho nhiều về đêm nhưng không sốt? 

🤮 Dị ứng với môi trường

Hiện tượng dị ứng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc phải môi trường có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm, lông động vật hoặc phấn hoa..v..v…Ho chính là cơ chế tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân này khỏi mũi và cổ họng. Nên trong trường hợp này, bé sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài ho.

🌡️ Thay đổi thời tiết

Thời tiết đột ngột thay đổi; sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao hoặc không khí ẩm ướt là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bé bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, bé có thể bị ho, có đờm, thở nhanh và sốt nhẹ.

🫁 Viêm tiểu phế quản

Thường vào cuối đông và đầu xuân, cơ thể bé thường bị virus tấn công vào hệ hô hấp gây nhiễm trùng trong phần dưới của phổi. Nếu là do bệnh này, khi bé ho sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đờm và hơi thở nhanh đi kèm.

👃 Viêm xoang

Đây cũng là một bệnh phổ biến thường xuất hiện ở trẻ nhỏ sau khi hệ thống hô hấp trên đã trải qua một đợt nhiễm trùng cấp tính. Bệnh này gây tắc nghẽn vùng xoang và chất dịch bị chảy ngược về phía họng, gây ra tình trạng ứ đọng, nghẹt mũi. Kết quả là, họng bị kích ứng khiến bé thường xuyên bị ho, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, cũng sẽ có các triệu chứng đi kèm như đau ở vùng họng, trán, má, nước mũi đặc, có mùi hôi

🥵 Viêm thanh quản

Khi thanh quản bị viêm, bé sẽ có các triệu chứng đau rát ở cổ họng làm kích thích vùng họng và gây ra ho nhiều. Ngoài ra, phù nề thanh quản cũng có thể dẫn đến các triệu chứng khó thở.

🗣️ Hen suyễn

Đây là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Bệnh này gây ra các cơn ho khan kéo dài, tức ngực, khò khè, và thậm chí nôn ói. Trong trường hợp bé gặp khó khăn trong việc thở, cần đưa ngay bé đến bệnh viện 

🫁  Viêm phổi

Bé thường bị mắc bệnh viêm phổi khi virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan phổi, gây tổn thương và nhiễm trùng. Triệu chứng của viêm phổi thường tương tự với các bệnh đường hô hấp khác, bao gồm các cơn ho, thở nhanh và khó thở,...

🧟‍♀️ Trào ngược dạ dày

Hiện tượng này xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên phía trên, kích thích thực quản và gây ra các triệu chứng ho. Trong trường hợp bé ăn quá nhiều vào ban đêm hoặc ăn trễ trước khi đi ngủ, cũng có thể gây ra nôn trớ và khò khè. 


Bố mẹ nên làm gì khi bé ho liên tục về đêm?

Bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý như sau để giúp bé khắc phục tình trạng này:

🧪 Dùng thuốc trị ho

Có thể cho bé sử dụng các loại siro có chứa thành phần tự nhiên giúp long đờm và giảm triệu chứng ho. Các loại siro này thì không cần phải kê đơn thuốc nên bố mẹ có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, bố mẹ cần tuân thủ theo những khuyến cáo cũng như hướng dẫn từ nhà sản xuất.

👼 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bé

  • Không cho bé ăn quá no, quá nhiều hoặc quá sát giờ ngủ. Tốt nhất là cho bé uống sữa hoặc bú vừa đủ trước một giờ trước khi đi ngủ để hạn chế kích thích cơ thể dẫn tới ho và nôn trớ. 

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và tránh xa khỏi các tác nhân gây kích thích như khói bụi, lông thú, vụn vải, và phấn hoa...Sử dụng kèm theo nước muối sinh lý vệ sinh họng và mũi cho bé, ngăn dịch nhầy chảy ngược vào họng.

  • Giữ ấm cơ thể của bé, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là cổ và chân nhằm hạn chế tình trạng ho. Vào những ngày hè nóng, tránh để điều hòa hoặc quạt thổi trực tiếp vào mặt, mũi và họng của bé.

  • Cho bé ăn thức ăn và đồ uống ấm. Điều này có tác dụng hỗ trợ long đờm và loãng đờm ra đồng thời giúp bảo vệ cổ họng của bé.

🏥 Đưa bé đến gặp bác sĩ

Hiện tượng bé ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng của bé. Nếu thấy có những biểu hiện bất thường, bố mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.