post-title

Bé bị chậm nói. Bố mẹ phải làm sao?

Bé bị chậm nói👅luôn là một nỗi lo rất lớn trong hành trình nuôi con của bố mẹ. Làm thế nào để bố mẹ có thể xử lý tốt trong những tình huống đó😟và đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển quan trọng này? Hãy cùng Billy tìm hiểu về vấn đề này nhé!


Dấu hiệu tiêu biểu cho thấy bé chậm nói? 

👂 Không biết bắt chước và phản ứng với âm thanh

Trẻ từ 12 tháng trở lên thường nên có khả năng lặp lại các âm thanh hoặc từng từ một cách cơ bản. Nếu bé không thể làm điều này, đó có thể là một tín hiệu.

🗣️ Không phát triển ngôn ngữ và không thích giao tiếp với người khác 

Bé không thể tạo ra các từ mới hoặc những cuộc hội thoại đơn giản dù đã qua một thời gian dài học tiếng nói. Sự tiến triển trong lời nói rất quan trọng để bé có thể giao tiếp hiệu quả.

😟 Khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ

Bé có thể gặp khó khăn khi cố gắng hiểu và phản ứng với ngôn ngữ mà  bé nghe thấy. Điều này có thể thể hiện qua việc bé không hiểu yêu cầu hoặc hướng dẫn đơn giản. Khi được gọi tên thường không có phản ứng và không quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình.

👅 Lặp lại một số lời quá nhiều lần

Chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác chứ không tự mình nói ra được. Bé có thể lặp lại một số lời nhiều lần mà không có ý nghĩa cụ thể. Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu. Thường xuyên nói lắp bắp và khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.Điều này có thể là một dấu hiệu của sự chậm phát triển trong việc sử dụng từ vựng.


Nguyên nhân bé chậm nói? 

🧠 Vấn đề ở cơ quan phát âm & não bộ 

Những bất thường trong cơ quan phát âm (như tai, mũi, họng, lưỡi) hoặc những vấn đề liên quan đến não bộ, dị tật bẩm sinh, viêm màng não v..v.. có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm nói ở bé. Trường hợp này không cần quá lo ngại. Bé hoàn toàn có thể nhận điều trị phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng ở giai đoạn trước 5 tuổi. Bố mẹ cần nghe theo sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ để kết hợp điều trị cho bé đến khi bình phục hoàn toàn.

🍱 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng mà bố mẹ cần phải xem xét lại khi bé gặp tình trạng chậm nói. Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của não mới có thể hỗ trợ phát triển khả năng giao tiếp của bé. Vì vậy, khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thì bé cũng sẽ rất dễ bị chậm nói.

🤥 Hội chứng tự kỷ và yếu tố tâm lý

Có nhiều trường hợp bé mắc phải bệnh tự kỷ và gặp những cú sốc tâm lý như bị bố mẹ bạo hành, bỏ bê, không quan tâm. Những nguyên nhân đến từ tâm lý như vậy cũng có thể khiến bé bị chậm nói. Lúc này thì bố mẹ cần đặc biệt nghe theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ tâm lý. Đồng thời dành thời gian đặc biệt quan tâm chăm sóc bé, tạo môi trường an toàn để bé hồi phục và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.


Bố mẹ cần làm gì để luyện nói cho bé? 

Bênh cạnh những hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ có thể áp dụng tham khảo thêm một số phương pháp sau nhằm hỗ trợ bé trong việc phát triển khả năng nói của mình.

👪 Tạo môi trường tương tác 

Bố mẹ nên tương tác với bé bằng cách nói chuyện, đọc sách và hát cho bé nghe. Nên sử dụng những câu từ đơn giản, dễ hiểu và nói thật chậm, tròn vành rõ chữ để bé có thể tiếp thu, ghi nhớ và bắt chước được. Điều này giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ và học cách sử dụng nó một cách dễ dàng hơn.

👂 Lắng nghe và phản hồi

Hãy lắng nghe bé một cách chân thành và phản hồi vào mọi âm thanh hoặc câu từ bé thể hiện. Điều này khuyến khích bé tham gia vào các cuộc trò chuyện một cách tích cực hơn.

🕵️‍♀️ Khám phá thế giới xung quanh

Bố mẹ có thể cho bé trải nghiệm thế giới xung quanh bằng cách đi chơi, tham quan, và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài trời. Thế giới xung quanh luôn là nguồn tư duy và vốn từ vựng quan trọng cho bé. Bé sẽ để ý lời nói hành động của người khác và sau đó bắt chước theo. Bằng cách này, bé sẽ trở nên nhanh nhẹn, dạn dĩ, hoạt ngôn và tự tin hơn. 

📗 Sử dụng sách và đồ chơi giáo dục

Bố mẹ có thể chọn sách và đồ chơi có tính giáo dục để giúp bé mở rộng vốn từ vựng và khả năng giao tiếp. Những cuốn sách có hình ảnh bắt mắt, trang trí hấp dẫn có thể giúp bé thúc đẩy sự sáng tạo và năng lực học hỏi của mình.

📲 Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Nhiều bố mẹ thường hay cho bé xem ti vi, điện thoại, ipad xen kẽ trong các hoạt động thường ngày mà không biết rằng việc này có thể dẫn đến việc bé không có nhu cầu học nói dẫn đến tình trạng chậm nói và ngại giao tiếp với mọi người. Để bé có thể phát triển tốt được năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, bố mẹ nên nghiêm khắc hạn chế điều này.

⛔ Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Bố mẹ thường hay có thói quen giả giọng ngọng nghịu của bé vì thấy thật đáng yêu. Điều này thật sự không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. Bé sẽ nghe quen tai rồi bắt chước theo. Vì vậy, bố mẹ cần phải phát âm thật chuẩn và tròn vành rõ chữ khi trò chuyện với bé nha!

💪 Rèn luyện tính tự lập cho bé

Khi bị chậm nói và lười nói, bé thường hay dử dụng tay chân, hành động  để biểu đạt ý muốn của mình. Trong trường hợp đố, bố mẹ không nên làm theo mà hãy đặt câu hỏi cho bé và khuyến khích con dùng lời nói để thể hiện mong muốn đó. Cách này sẽ giúp bé tích cực luyện nói, rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và tự lập hơn.


Một số lưu ý khi bố mẹ luyện nói cho bé? 

👪 Bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất

Bố mẹ chính là nhân tố quyết định đến kết quả của việc luyện nói của con chứ không phải là bác sĩ. Vì vậy, bố mẹ cùng các thành viên trong gia đình phải cùng “đồng lòng hợp sức” trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ của bé. Nên khuyến khích bé luyện nói ngay khi có thể và dành thật nhiều thời gian để kết nối, trò chuyện, đọc sách, đọc truyện, hát cho bé nghe.

👋 Không được gượng ép

Tuyệt đối không được ép buộc bé nói chuyện nếu bé không muốn, thay vào đó, bố mẹ nên có những hành động khen ngợi, khuyến khích khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Ngoài ra, bố mẹ cần tập trung chú ý và lắng nghe khi bé chuẩn bị muốn nói một điều gì. Khi bố mẹ tạo được một môi trường như vậy, bé sẽ mạnh dạn và tập nói nhiều hơn 👏