post-title

Quá trình mọc răng của bé được diễn ra như thế nào?

Dấu hiệu nào cho thấy bé đang mọc răng?

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng🦷, bé thường sẽ có một số biểu hiện ra bên ngoài như sau. Bố mẹ cần lưu ý giai đoạn này để chăm sóc bé được tốt hơn nhé!

😫 Quấy khóc và dễ kích động 

Tự dưng bố mẹ sẽ thấy bé rất dễ cáu gắt, bực bội, quấy khóc và khó chịu hơn so với mọi ngày. Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay nhằm xoa dịu những chỗ sưng và ngứa khó chịu trên hàm răng. Đây là một hiện tượng bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng nha!

🦠 Tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa

Hiện tượng tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra trong giai đoạn bé mọc răng. Điều này có thể liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn và sự tác động của việc mọc răng lên hệ tiêu hóa của bé.

🌡️ Sốt nhẹ

Bé có thể bị sốt khi bắt đầu mọc răng. Tuy nhiên, cơn sốt chỉ dưới 38 độ C mà thôi nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

💧 Chảy nhiều nước dãi, nướu sưng đỏ

Miệng chảy nước dãi liên tục, phần nướu bị sưng đỏ lên và đi kèm theo một số biểu hiện biếng ăn, ăn uống kém, sụt cân là những dấu hiệu thường thấy rõ rệt nhất . Bố mẹ cần quan sát để ý để chăm sóc cho bé trong giai đoạn này.

📍 Vùng da dưới cằm nổi mẩn đỏ

Việc bé chảy nước dãi liên tục chính là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Khi nước dãi liên tục tiếp xúc với làn da phía dưới miệng sẽ dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ. Vì vậy, bố mẹ cần để ý chăm sóc và vệ sinh cẩn thận vùng da cho bé trong giai đoạn này.

📝 Lưu ý

Tùy theo thể trạng, cơ địa mà từng bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Và những dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày trước khi mọc răng và sẽ tự biến mất sau 3-7 ngày nên bố mẹ không nên quá lo lắng nha!


Thứ tự mọc răng của bé như thế nào?

Bố mẹ có thể tham khảo biểu đồ mọc răng của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ(ADA) để nắm được quy trình thứ tự mọc răng sữa của bé để tiện theo dõi. Thứ tự mọc răng sữa của bé thường như sau:

📝 Từ 6-10 tháng tuổi: Nhú lên những chiếc răng cửa giữa đầu tiên ở hàm dưới. 

📝 Từ 8-12 tháng tuổi: Mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên.

📝 Từ 9-13 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng cửa ở bên trái và bên phải. 

📝 Từ 10-16 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới. 

📝 Từ 13-19 tháng tuổi: Xuất hiện những chiếc răng hàm đầu tiên.  

📝 Từ 16-22 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên.

📝 Từ 17-23 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới.

📝 Từ 23-31 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng hàm tiếp theo.

📝 Từ 25-33 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

Trích nguồn: Colgate VN


Bố mẹ cần lưu ý những gì? 

Khi bắt đầu mọc răng, bé không thể tự chăm sóc răng miệng của mình được. Vì vậy, bố mẹ cần giúp bé việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này. Sau đây là một số lưu ý👨‍🔬 về cách chăm sóc răng miệng cho bé mọc răng:

 👪 Vệ sinh nướu, khoang miệng

Thường xuyên dùng khăn ướt, miếng rơ lưỡi hoặc gạc vải để vệ sinh khoang miệng cũng như nướu cho bé vào lúc bé vừa thức dậy, sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Sau khi bé bú sữa, ăn dặm, bố mẹ có thể cho bé uống thêm nước để làm sạch khoang miệng hơn. 

🌀 Sử dụng thức ăn mềm

Nên tránh những thức ăn cứng. Nên cho bé ăn những đồ ăn, thức uống, trái cây mềm nhằm làm giảm bớt cảm giác đau và khó chịu khi nhai của bé. 

🚿 Giữ vệ sinh sạch sẽ những vật dụng xung quanh

Trong giai đoạn này, vì ngứa lợi nên bé sẽ rất thích gặm đồ vật. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý thường xuyên giữ vệ sinh, làm sạch sẽ các đồ vật xung quanh bé, nhất là các loại đồ chơi.

👩‍🍼 Quấn khăn mỏng vào cổ

Trường hợp bé liên tục chảy rất nhiều nước dãi thì bố mẹ nên quấn một chiếc khăn mỏng vào cổ bé để làm sạch nước dãi và tránh tình trạng nước dãi chảy xuống dưới cổ. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm kem trị hăm để ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ cho bé.

🪥 Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng

Ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi trở lên, bé hoàn toàn đã có thể cầm nắm đồ vật. Vì vậy, bố mẹ có thể bắt đầu dạy bé cách cầm nắm và sử dụng bàn chải để vệ sinh răng miệng của mình. Nên chọn những loại bàn chải nhỏ, lông mềm và sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ. Đừng quên thường xuyên thay bàn chải và cho bé đến thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa🩺