post-title

Tại sao bé sốt nhưng tay lại chân lạnh?

Sốt🌡️là một hiện tượng của cơ thể nhằm chống lại mầm bệnh đang xâm nhập vào nhưng khi cơ thể bé bị sốt chân tay lạnh thì lại khiến bố mẹ hoang mang lo lắng. Tình trạng này liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng Billy tìm hiểu nhé!


Nguyên nhân bé sốt nhưng tay chân lạnh?

🌡️ Sốt cao 

Cơ thể bé bị sốt cao chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Hệ miễn dịch lúc này sẽ tiết ra các chất làm các mạch máu ở tay chân co lại khiến bé bị lạnh tay chân. Tuy nhiên, sau khi cơn sốt và đạt đến “tín hiệu” của nó thì mạch máu sẽ tự động giãn ra. Tay chân bé sẽ không còn lạnh và bắt đầu hồng lên. Ngoài ra, cơ thể bé còn có thể sẽ chảy mồ hôi hoặc nổi những đốm đỏ.

🦠 Bệnh nhiễm siêu vi

Nhiều trường hợp bé bị sốt chân tay lạnh lại là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi. Đây là một hiện tượng nguy hiểm. Bé có thể đã bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não. Vì vậy, bố mẹ cần đưa gấp bé đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ để thăm khám và xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.

🧮 Nguyên nhân khác

Ngoài ra, khi bị cảm nắng, mọc răng hoặc sau khi tiêm phòng, bé cũng có thể có triệu chứng sốt tay chân lạnh tương tự. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu tâm đặc biệt để có cách xử trí kịp thời.


Bố mẹ cần làm gì trong trường hợp này?

📢 Trường hợp bé sốt dưới 38℃

Cơ thể sốt tay chân lạnh dưới 38℃ chứng to bé không bị nặng. Đây chỉ là cơ chế bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch tạo ra nhằm ngăn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bố mẹ không cần cho bé uống thuốc hạ sốt và thực hiện một số cách như sau:

  • Bổ sung thêm nước: Bố mẹ nên cho bé uống thêm nước nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, không nên cho bé uống các loại đồ uống không tốt cho cổ họng như nước đá, nước lạnh và các loại nước ngọt có gas khác💧
  • Nghỉ ngơi và vận động nhẹ: Bố mẹ nên cho bé ăn uống nghỉ ngơi theo lịch trình đã được định sẵn. Tuy nhiên, không nên ép bé nằm liên tục trên giường mà hãy cho bé đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để bé cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn🤾‍♀️
  • Bổ sung vitamin C: Để tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch, bố mẹ nên cho bé ăn thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như dưa hấu, nho, cam, quýt, bưởi, thanh long, kiwi v..v..🥝
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Những bộ quần áo che kín người sẽ khiến cơ thể bé cảm thấy khó chịu, nhiệt không thể thoát ra làm bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo nhẹ nhàng, thông khí, thoáng mát👕

📢 Trường hợp bé sốt trên 38℃

Khi nhận thấy bé sốt cao trên 38℃, bố mẹ cần ngay lập tức tiến hành hạ sốt, lau mát cơ thể cho bé và cho bé uống Paracetamol theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện thêm những triệu chứng bất thường như da nhợt nhạt, tím tái, co giật v..v... bố mẹ cần đưa gấp bé đến bệnh viện để kịp thăm khám và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Những lưu ý bố mẹ cần tránh?

Sau đây là một số điều lưu ý cần tránh mà bố mẹ nên biết và không nên làm khi bé bị sốt chân tay lạnh:

❄️ Không được lau người bằng nước lạnh hoặc chườm da

Đây là việc bố mẹ không nên làm. Vì khi cơ thể bé tiếp xúc với nhiệt lạnh, da của bé sẽ se lại và gây hiện tượng giữ nhiệt. Bé sẽ có thể bị bỏng lạnh, bị suy hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe.

🏒 Không được sử dụng dầu và cạo gió

Quá trình bôi dầu và cạo gió trên da sẽ tạo ra rất nhiều ma sát và một lượng nhiệt lớn. Vì vậy, da bé sẽ rất dễ bị tổn thương khi bố mẹ liên tục sử dụng phương pháp dân gian này.

💊 Không được tự ý dùng thuốc

Trẻ em là một đối tượng cực kì nhạy cảm với các loại thuốc. Vì vậy, khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, bố mẹ không nên tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào

🏥 Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt

Bố mẹ cần tuân thủ và cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng nhiều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn⛑️