post-title

Làm gì khi bé bị mềm sụn thanh quản?

Rất nhiều bà mẹ gặp phải những khó khăn khi chăm sóc bé sơ sinh bị chứng bệnh mềm sụn thanh quản, tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ việc chăm sóc cho bé vẫn cần được các bà mẹ lưu tâm nhiều hơn. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng cần phải có sự can thiệp của phẩu thuật để giúp bé thoát khỏi những nguy hiểm do căn bệnh gây ra. 



Hãy cùng tìm hiểu về bệnh mềm sụn thanh quản và nguyên nhân gây ra bệnh


Bệnh mềm sụn thanh quản là gì?

Mềm sụn thanh quản là một bệnh lý bẩm sinh rất hiếm gặp do cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ gây khiếm khuyết ở phần thanh quản, mềm sụn thanh quản chủ yếu diễn ra ở phần nắp sụn thanh quản và sụn phểu thanh quản 😌. Bệnh me sụn thanh quản không có thuốc đặc trị. Bình thường các triệu chứng bệnh lý của bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 12 – 18 tháng, các triệu chứng do bệnh mềm sụn thanh quản gây ra sẽ không còn nữa. 👶


Nguyên nhân gây ra bênh mềm sụn thanh quản ở trẻ

Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh hiện nay vẫn chưa rõ.Khi bị bệnh mềm thanh quản thường đi kèm với bệnh lý trào ngược dạ dày hoặc bệnh tim, thần kinh não ở trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ nên chú ý theo dõi sức khoẻ và những biểu hiện triệu chứng của trẻ hàng ngày để kịp thời xử lý các tình huống nghiêm trọng có thể xảy ra, kịp thời đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.👶


Các triệu chứng thường gặp ở bé sơ sinh khi bị bệnh mềm sụn thanh quản

  •  Bé thở khò khè
  •   Khó thở từng đợt hoặc ngưng thở từng đợt
  •   Bú khó khăn, hay trớ sữa, trào ngược dạ dày
  • Chậm lên cân


Làm gì khi bé bị bệnh mềm sụn thanh quản ?

Bệnh mềm sụn thanh quản không có thuốc đặc trị và rất khó phòng ngừa bởi nguyên nhân 🤔không rõ ràng. Để hạn chế các triệu chứng do bệnh gây ra mẹ có thể chú ý cách chăm sóc bé sau đây.


Hạn chế cho trẻ nằm ngửa giúp trẻ dễ thở hơn

Do hẹp đường thở, dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào khiến trẻ thở khò khè. Vì thế, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ 😰đỡ mỏi. Với trẻ lớn hơn, trẻ sẽ tự nằm theo tư thế mà trẻ cảm thấy dễ thở.


Cho trẻ bú đúng cách

Do tình trạng bệnh của mình, trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú🍼. Vì thế, khi cho bé bú mẹ cần chú ý đến sức bú của trẻ 👶để điều chỉnh lượng sữa vừa phải, tránh tình trạng sặc sữa, ngộp sữa nguy hiểm.

 

Cần vệ sinh mũi họng trước khi đi ngủ

Do gặp khó khăn ở đường thở, mẹ nên vệ sinh mũi👃 miệng 👄cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Việc vệ sinh sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ, giúp trẻ thở được dễ dàng hơn. Và trẻ bị mềm sụn thanh quản có xu hướng thở bằng miệng👶, vì thế mẹ cũng nên bôi kem dưỡng môi cho trẻ, tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, như thế khi bú sẽ gặp khó khăn.