Các thiết bị và ổ cắm điện 🔌 là một trong những nguy hiểm tiềm tàng khó lường tại gia đình cho trẻ bởi bản tính tò mò. Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện kỹ năng sống khi bị điện giật ⚡cho con càng sớm càng tốt để xử lý an toàn khi tai nạn xảy ra.
Những tình huống có nguy cơ làm trẻ bị điện giật và phương pháp phòng tránh xử lý
Những tình huống có nguy cơ làm trị bị điện giật
Trẻ em chưa thể hiểu được sự nguy hiểm ☠️ của các ổ cắm và thiết bị điện, trẻ đơn giản là thấy bố mẹ sử dụng các thiết bị đồ điện một cách bình thường. Sự hiếu động, nghịch ngợm, tò mò và hay bắt chước của trẻ thường có nguy cơ dễ bị điện giật, vì thế bố mẹ cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ khi bị điện giật⚡ như :
- Trẻ 👧sử dụng điện mà không có sự hiểu biết : khi trẻ cố gắng sử dụng các thiết bị điện📺, máy sấy, bàn là, quạt,.... là những tình huống có nguy cơ làm trẻ bị điện giật. Hoặc vì trẻ không biết sử dụng nguồn điện, nguồn điện bị rò rỉ mà trẻ không biết dẫn đến bị điện giật, đặc biệt là sử dụng các thiết bị điện khi tay đang ướt.
- Những ổ cắm 🔌thấp : Khi đang chơi đùa trẻ vô tình cho tay vào ổ điện hoặc dùng các vật dụng chọc vào ổ điện như dao, kéo, …. gây giật điện.
- Những đồ chơi bằng điện dành cho trẻ không an toàn : đồ chơi tàu điện, thú nhún, xe điện🚕,... có cấu tạo những bánh răng thò ra ngoài dễ bị rò rỉ điện, đặc biệt là những đồ chơi lâu năm sẽ dễ dẫn đến tình trạng giật điện cho trẻ nếu vô ý chạm phải.
- Khi người khác bị điện giật : Khi gặp người bị điện giật😵, trẻ vẫn chưa biết được cách xử lý và thường lao vào để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện Điều này vô tình dẫn đến trẻ cũng bị điện giật.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị điện giật, bố mẹ không thể quan sát trẻ 24/24 được. Vì vậy, hãy chỉ cho con những kỹ năng sống khi bị điện giật để trẻ có thể tự mình phòng ngừa và xử lý.
Dạy trẻ kỹ năng sống khi bị điện giật đúng cách
Song song với những hướng dẫn về an toàn điện💡, dạy trẻ phòng tránh điện giật, bố mẹ cũng cần dạy con kỹ năng sống khi bị điện giật đúng cách để con có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi nhỡ gặp phải tình huống nguy hiểm này.
Luôn giữ bình tĩnh :
Dạy trẻ hãy thật bình tĩnh😌 là kỹ năng đầu tiên trẻ cần nắm được trong tất cả các kỹ năng sống bảo vệ bản thân và khi bị giật điện, tuyệt đối không lao vào để kéo nạn nhân. Vì điều này sẽ làm bản thân con bị giật theo và rất nguy hiểm☠️. Thay vào đó con phải thật bình tĩnh và tìm hướng xử lý phù hợp nhất, nếu quá sợ hãi hãy luống cuống con sẽ không suy nghĩ được tốt và không giúp được người bị điện giật mà còn có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân.
Không dùng tay không chạm vào nạn nhân
Dạy trẻ tuyệt đối không dùng tay không 🙅♂️để chạm vào nạn nhân, vì như vậy nguồn điện sẽ truyền từ người nạn nhân sang con và con cũng sẽ bị điện ⚡giật theo. Hãy giữ một khoảng cách nhất định với nạn nhân, đồng thời nếu có thể con hãy mang dép👟 khô vào để giữ an toàn.
Tìm cách ngắt nguồn điện trong khả năng
Khi gặp tình huống người bị điện giật, con cần phải quan sát xung quanh, tìm nguồn điện và tìm cách ngắt ✂️ nguồn điện ngay lập tức, ví dụ như : cầu dao, rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Người bị điện giật sẽ ít bị tổn thương nếu con ngắt nguồn điện kịp thời.
Gọi cấp cứu và người lớn hỗ trợ
Trong tình huống không biết xử lý như thế nào, nên dạy trẻ gọi cấp cứu 👨🚒 và người lớn để hỗ trợ. Con có thể gọi ngay cho cấp cứu nếu nạn nhân có dấu hiệu mất ý thức bằng số điện thoại 115🧑🚒. Đồng thời hãy gọi người xung quanh đến sơ cứu cho nạn nhân.