post-title

Giúp trẻ bình tâm sau khi gặp ác mộng

Giấc mơ thường tái hiện lại những điều xảy ra trong cuộc sống, bao gồm các ký ức đẹp lẫn những nỗi sợ hãi. Với một đứa trẻ mới biết đi🚶‍♂️, thông thường nỗi sợ lớn nhất là việc bị tách khỏi cha mẹ. Ngoài ra, trẻ còn có nỗi sợ bóng tối🌒, những hình ảnh, hoặc chương trình bé xem hàng ngày có chứa nội dung bạo lực cũng là một trong các lý do khiến trẻ gặp ác mộng. Nhưng ác mộng là một trải nghiệm hết sức tự nhiên trong cuộc sống, nên bố mẹ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những cơn ác mộng ra khỏi giấc ngủ 💆‍♂️của trẻ. Hãy cùng Baby Billy tham khảo và áp dụng các mẹo hữu ích để cùng con giảm thiểu và đối phó với những giấc mơ xấu nhé. 


Tại sao trẻ gặp ác mộng? Chúng ta giúp trẻ bình tâm sau khi gặp ác mộng như thế nào?

Tại sao trẻ gặp ác mộng?

Mỗi đêm hầu hết chúng ta đều mơ khoảng bốn hoặc năm lần. Giấc mơ giúp hồi tưởng  các sự kiện phức tạp hay các thông tin mà bộ não🧠đã gặp trong cuộc sống thường ngày. Trong số đó, có giấc mơ đẹp, một số giấc mơ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ💆‍♂️. Những cơn ác mộng thường liên quan đến những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình phát triển. Trẻ👧 trong giai đoạn tập đi thường có những cơn ác mộng về việc bị tách khỏi bố mẹ. Bé ở độ tuổi mẫu giáo có những giấc mơ về con quái vật 🦂hay bóng tối mà trẻ trong độ tuổi đi học thường gặp rắc rối về những giấc mơ về cái chết hoặc gặp nguy hiểm thật sự. Ác mộng thường xuyên cũng có thể được gây ra bởi các chương trình truyền hình hoặc phim có nội dung bạo lực mà trẻ xem qua. 


Một số cách cùng trẻ bình tâm vượt qua ác mộng 


Ngủ trong không gian yêu thích

Phòng ngủ 🛌của trẻ nên được thiết kế theo sở thích của trẻ và tạo cảm giác thoải mái. Bố mẹ nên để đèn💡ngủ trong phòng để tạo cảm giác an toàn. Đèn ngủ phải có màu sắc ấm áp🌞và không có ánh sáng xanh. Khi trẻ ngủ hãy đóng cửa phòng, giữ không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.


Trấn an và âu yếm trẻ

Hãy ôm và ngồi bên cạnh 👩‍❤️‍💋‍👨trẻ cho đến khi trẻ bình tĩnh, và giải thích cho trẻ biết rằng con đã một giấc mơ xấu. Bố mẹ có thể nói chuyện với con để giúp con👧 bình tĩnh, như nhẹ nhàng khơi gợi con kể lại về giấc mơ xấu. Sau khi nghe câu chuyện của con, bố mẹ có thể hướng con tưởng tượng ra một nhân vật mạnh mẽ🦸‍♂️, hoặc một vũ khí kỳ diệu chỉ con có để đánh đuổi giấc mơ xấu đi. 


Tránh để bé xem những bộ phim và chương trình TV đáng sợ

Những bộ phim bạo lực, hay phim kinh dị🧟 có thể gây sợ hãi và ác mộng khi trẻ đi ngủ. Những nỗi sợ hãi này có thể tồn tại lâu dài trong tâm trí trẻ. Vì thế, với trẻ dưới 13 tuổi, bố mẹ không nên cho trẻ xem những loại phim như thế. Và hạn chế cho trẻ trên 13 tuổi xem những phim có nội dung bạo lực và người lớn. 


Trẻ gặp ác mộng mỗi đêm có sao không?

Chúng ta thỉnh thoảng đều gặp những cơn ác mộng, nhưng nếu gặp ác mộng mỗi đêm thì có thể có một điều gì đó không bình thường trong cảm xúc😰 hoặc tâm lý. Bố mẹ hãy tìm hiểu xem có phải trẻ đang trải qua căng thẳng như : tập đi bô🚽, sắp đi học mẫu giáo, sắp có thêm bé, hoặc do gần đây bạn đã chuyển đến một ngôi nhà🏘️ mới.


Khi nào bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Cơn ác mộng có thể xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của bé và gia đình👨‍👨‍👧‍👦. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ 👩‍⚕️khi nhận thấy những điều sau:

  • Những cơn ác mộng của trẻ trở nên tồi tệ hơn
  • Những cơn ác mộng không giảm sau khi bố mẹ áp dụng các phương pháp trên trong hai tuần
  • Nỗi sợ hãi cản trở hoạt động ban ngày của trẻ
  • Trẻ luôn lo lắng và e dè