post-title

Cách xử lý thông minh khi trẻ lười học

Là bố mẹ👪  ai cũng mong muốn con cái mình chăm chỉ học hành thành tài. Có lúc bố mẹ phải “rát cổ bỏng họng” mà các con vẫn lười học. Một số bố mẹ chọn cách la mắng🤬 , thậm chí dùng đòn roi để răng đe, ép buộc trẻ tập trung vào việc học. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, sở thích học🧑‍🏫 của trẻ sẽ luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển, vì thế tạo áp lực cho trẻ là phương pháp không hiệu quả. Vậy bố mẹ phải làm như thế nào để trẻ hứng thú với việc học? Hãy cùng Baby Billy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lười học để cùng tìm cách xử lý nhé. 


 Vì sao trẻ lười học và cách xử lý như thế nào?


Vì sao trẻ lười học🕵️?

Có một số trường hợp trẻ lười học không đơn giản chỉ là yếu tố tâm lý thông thường. Một số nguyên nhân dưới đây bố mẹ có thể tham khảo để có biện pháp xử lý thông minh.

  • Trẻ 👧bị rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) : Trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì và giữ tập trung đối với việc gì. Nếu không được điều trị, trẻ có thể bị mất dần động lực và mất niềm tin vào khả năng học tập của mình.
  • Trẻ khó ngủ🥱, thiếu ngủ hoặc mất ngủ : nếu trẻ không cảm thấy ngủ đủ giấc vào buổi tối, trẻ sẽ mệt mỏi và không có đủ năng lượng 🥺 để học hành.
  • Trẻ đang gặp vấn đề với khuyết tật học tập🧑‍🏫 : Đây là tình trạng khiến trẻ thấy lười học, không hứng thú với công  việc học tập. Trẻ sẽ cần được chuyên gia đánh giá nhu cầu chăm sóc đặc biệt. 
  • Rối loạn tâm lý trầm cảm, lo âu😰, căng thẳng : Trầm cảm khiến trẻ mất hứng thú với hầu hết các hoạt động 🤸‍♂️trong ngày, lo lắng khiến trẻ không có đủ động lực để phấn đấu cho việc học, làm trẻ lười học hơn. 
  • Bố mẹ 👪kiểm soát quá mức : Sự chủ động là một kỹ năng mà trẻ cần phải học, trẻ cần cảm thấy có trách nhiệm với việc học của chính mình. Vì thế, bố mẹ kiểm soát quá chặt chẽ có thể tạo áp lực làm trẻ lười học. 


Cách xử lý khi trẻ lười học


Kiên nhẫn và bình an: 

Nếu trẻ lười học, trước tiên bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn và bình an🧘‍♀️, như thế mới có thể nhẹ nhàng đồng hành cùng con trên chặng đường học tập. Không tức giận, không đòn roi có thể giúp trẻ học hành trong tâm thế thoải mái, không phải sợ sệt, lo âu. 


Kể chuyện cho trẻ nghe:

Bố mẹ nên giúp trẻ tìm ra những hình mẫu thành công👩‍🎓 trong cuộc sống, khiến con ước mơ mai sau mình sẽ trở thành người như thế. Sau đó, phân tích để trẻ hiểu học tập chính là để trang bị kiến thức🗺️, giúp con hiện thực hóa ước mơ, lớn lên trở thành người thành công và sống có giá trị. Khi có mục tiêu, ước mơ, trẻ sẽ có động lực để học tập một cách hiệu quả nhất. 


Không nhắc trẻ học:

Học tập là việc của con. Tại sao bố mẹ phải 🗣️nhắc nhở một việc đương nhiên con phải làm? Bố mẹ cần xác định rõ rằng công việc học tập không phải của chúng ta. Vì thế, con phải tự lo cho bản thân. Nếu trẻ luôn được nhắc nhở thì sẽ nảy sinh tình trạng bố mẹ nhắc mới đi học, dần dần trẻ sẽ mang tư tưởng là “việc học là cho bố mẹ”. Mặc dù không nhắc trẻ học nhưng bố mẹ luôn phải kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập. Khi cô giáo🙎‍♀️ phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, trẻ sẽ hiểu việc học là của con chứ không phải của ai khác. 


Cùng trẻ lên thời gian biểu phù hợp:

Để giúp trẻ cân bằng giữa việc học và chơi, bố mẹ có thể thỏa thuận và cùng đưa ra một thời gian biểu🗓️ thích hợp cho trẻ. Bố mẹ có thể khuyến khích 🙆‍♀️con bằng cách giảm bớt thời gian học nhưng phải đảm bảo chất lượng. Khi trẻ ngồi vào bàn học🧑‍💻, con cần có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. Từ đó, bố mẹ căn cứ vào thời gian biểu của trẻ để có cách giám sát hợp lý. Và điều lưu lý là, việc giám sát của bố mẹ phải diễn ra một cách bí mật, bố mẹ cũng nên dành những lời động viên khích lệ thích hợp khi trẻ có thái độ và thành tích học tập tốt. Ngược lại, bố mẹ cũng cần nhắc nhở, phê bình khi trẻ vẫn lười học hành.


Chú ý đến môi trường học tập của con:

Với những trẻ lười học, việc tạo môi trường học tập🧑‍💻cho con là vô cùng cần thiết. Trẻ không thể tập trung học khi xung quanh ồn ào hoặc có âm thanh thu hút sự chú ý. Vì thế cần thiết kế cho trẻ góc học tập ngăn nắp, yên tĩnh, không khí 🌄thoáng đãng. Bố mẹ cũng nên loại bỏ hết các tác nhân gây xao lãng việc học như : điện thoại, TV, tiếng trò chuyện, vui đùa,... để trẻ có thể tập trung học tập tốt nhất. 


Tuyệt đối không 🙅‍♀️so sánh với ai để làm gương giáo dục cho trẻ:

Đấy là hình thức giáo dục mang tính xúc phạm nặng nề. Cho trẻ 👧biết chính bản thân con là một chủ thể tuyệt vời, con có nhiều điểm chưa hoàn hảo, nhưng con có vô khối điểm ưu tú. Khi khen ngợi trẻ, khen ngợi sự phấn đấu, sự tiến bộ của trẻ sẽ giúp trẻ hào hứng hơn. Đặc biệt là nói vừa đủ, không nhồi nhét bắt trẻ làm theo mong muốn của bố mẹ sẽ mang lại tác dụng ngược, dễ tạo tâm lý sợ về nhà sao giờ tan học vì những lời nói của bố mẹ.