post-title

Dỗ trẻ nín khóc bằng phương pháp 5 - S

Sau khi vượt cạn thành công, bố mẹ sẽ bước vào giai đoạn thử thách mới nuôi 🧑‍🍼và dạy trẻ. Giai đoạn khó khăn đầu tiên là luyện tập cho trẻ ăn và ngủ 😴đúng giờ. Tuy nhiên, sau khi ở trong bụng mẹ một thời gian dài, việc chào đón thế giới,  thay đổi môi trường một cách đột ngột như thế không phải trẻ nào cũng hợp tác với bố mẹ. Một số bố mẹ 👩‍❤️‍💋‍👨chọn cách để cho trẻ khóc, học cách tự vỗ về mình vào giấc ngủ. Một số khác chọn cách luyện tập cho con ngủ không nước mắt. Cả hai phương pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng. Một số chuyên gia 🧑‍⚕️về giấc ngủ khuyên bố mẹ nên phối hợp cả hai phương pháp để có hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Và một phương pháp luyện ngủ cho con của Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Harvey Karp - tác giả cuốn sách📘 nổi tiếng The Happiest baby on the Block ( Tạm dịch : Em bé hạnh phúc nhất khu phố) chính là phương pháp 5 - S.


Phương pháp 5 - S là gì? Thực hiện như thế nào?

Phương pháp 5 - S là gì?

Theo Bác sĩ🧑‍⚕️nhi khoa Harvey Karp - một trong những bác sĩ nhi khoa nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, giảng viên Trường Y khoa USC cho rằng : cách hiệu quả nhất để làm dịu cảm xúc hoặc giúp trẻ nín khóc là bắt chước các chuyển động, âm thanh 🎶trong tử cung của người mẹ. Và lịch trình rèn luyện cho trẻ ngủ 😴hiệu quả 5 - S là swadding(quấn tã), stomach or side position(tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng), shushing(tạo âm thanh shhhh - loại tiếng ồn trắng giúp trẻ cảm thấy yên tâm), swinging(đung đưa) và sucking(ngặm ti giả).


Swadding(Quấn tã cho trẻ)

Bố mẹ không xa lạ gì với phương pháp này. Quấn tã quanh cơ thể trẻ 👶giống như một chiếc kén ấm áp sẽ giúp trẻ  có cảm giác an toàn, bình tâm như những ngày còn trong bụng mẹ🤰. Trong lúc quấn tã, trẻ không bị tác động bởi cánh tau của người lớn và được bao bọc nên trẻ sẽ dễ ngủ hơn. Bố mẹ chỉ nên quấn chặt hai tay của trẻ, mông và hai chân🦵 cần được nới lỏng để bé cử động, co duỗi thoải mái. Và bố mẹ lưu ý chỉ quấn khi trẻ ngủ. 


Stomach or side position(tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng)

Tư thế nằm ngửa khi ngủ 😴không chỉ làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử(SIDS), mà còn làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh liên quan đến ngủ như chết do nghẹt thở. Nhưng đôi khi để dỗ bé ngủ bố mẹ hãy thử cho trẻ nằm nghiêng 😌để giúp bé thư giãn hơn trước khi ngủ, hoặc đơn giản là đặt trẻ lên vai và nhẹ nhàng xoa lưng trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 


Shushing(tạo âm thanh shhhh - loại tiếng ồn trắng giúp trẻ cảm thấy yên tâm)

Sau khi thực hiện hai bước cơ bản trên trẻ vẫn khóc, bố mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng, đưa trẻ ra một không gian khác hoặc bật to một âm thanh🎶 nào đó. Nguyên nhân là do khi còn trong bụng mẹ, trẻ luôn phải nghe những âm thanh còn to hơn cả một chiếc máy hút bụi. Âm thanh nhịp thở của mẹ, của tim, dòng chảy của máu hay những tiếng ồn khác liên tục phát ra từ môi trường xung quanh. Do đó, tiếng Shhhhh… phát ra từ bố mẹ, tiếng máy sấy tóc, hay tiếng TV📺 xèo xèo ở mức vừa phải  giống như những âm thanh và chuyển động trong bụng mẹ giúp trẻ cảm thấy quen thuộc và sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. 


Swinging(đung đưa)

Bác sĩ Harvey 🧑‍⚕️khuyến nghị bố mẹ nên thực hiện phương pháp này theo hướng dẫn từ chuyên gia để thao tác đúng và không làm ảnh hưởng đến não bộ 🧠của trẻ. Nếu trẻ không khóc và có cơn buồn ngủ, bố mẹ có thể bế trẻ lên và đu đưa, đi lại nhẹ nhàng. Nhưng nếu trẻ đang gắt ngủ và khóc thì cần những chuyển động nhanh và dứt khoát hơn một chút để xoa dịu trẻ. 


Sucking(ngặm ti giả)

Rất nhiều trẻ chỉ bình tĩnh khi được mẹ cho bú🤱, khi trẻ đã bú no, mẹ cho trẻ ngậm núm vú giả để giúp trẻ bình tĩnh. Đây có thể là phương pháp hay để đưa trẻ vào giẫc ngủ 😴trong hòa bình, hoặc cải thiện tình hình quấy khóc của trẻ nhanh chóng.