post-title

Giải nghĩa tiếng bập bẹ của trẻ 👶

Khi con trẻ 👶bắt đầu những âm thanh bập bẹ đầu tiên, cũng là lúc bố mẹ cảm nhận được sự tương tác rõ ràng hơn với con. Âm thanh 🎶đem lại cho bố mẹ cảm xúc vừa đáng yêu, vừa đáng khen. Trong giai đoạn này dường như mọi hành động của con trẻ đều thể hiện được nhu cầu của mình mặc dù đó chưa phải là ngôn ngữ nói. Những âm thanh bập bẹ đầu tiên cũng là chìa khóa để tìm hiểu sự phát  triển ngôn ngữ của trẻ. Hãy cùng Baby Billy tìm hiểu để giải nghĩa tiếng bập bẹ của trẻ nhé!


 Khi nào trẻ bắt đầu nói bập bẹ? Tiếng bập bẹ của trẻ có ý nghĩa gì không? Bố mẹ phải làm như thế nào để khuyến khích trẻ tập nói?


Khi nào trẻ bắt đầu nói bập bẹ?

Thông thường sau khi chào đời khoảng 2 tháng, 👶trẻ bắt đầu bi ba bi bô một mình, âm thanh này khác với tiếng khóc hàng ngày của trẻ. Âm thanh bập bè này là quá trình tập phát âm để chuẩn bị nói😝, đây không phải là sự tác động từ bên ngoài, mà là sự phát triển tự nhiên của hệ thống cơ vòm họng. Thế thì đây có phải là dấu hiệu trẻ sắp biết nói? Theo Nhà ngôn ngữ học 👨‍💼Roman Jakobson quá trình bập bẹ của trẻ khác với quá trình phát triển ngôn ngữ. Chúng ta thấy là mọi em bé đều phát ra âm thanh giống nhau, cho dù trẻ được nghe nhiều ngôn ngữ khác nhau từ bố mẹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu phát ra âm thanh bập bẹ cũng là lúc trẻ nghe và bắt đầu có nhận thức về ngôn ngữ. 


Thế thì tiếng bập bẹ của trẻ có ý nghĩa gì không?

Những âm thanh 🎶ba ba, cha cha, da da… thường không có nghĩa là gì, bố mẹ cần biết là trẻ đang cần đến sự hỗ trợ từ bố mẹ 👫để phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ bập bẹ nhiều hơn, trẻ sẽ bắt đầu bắt chước những âm thanh mà trẻ nghe thấy 👂xung quanh. Điều này đồng nghĩa rằng trẻ đang cố gắng nói các từ có nghĩa, và bắt đầu kết hợp lời nói với cử chỉ để cho bạn hiểu những gì con cần hoặc muốn ám chỉ. 


Bố mẹ phải làm như thế nào để khuyến khích trẻ tập nói?


Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ😽, để khuyến khích trẻ nói tốt hơn, bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp như sau : 


Trả lời lại tiếng bập bẹ của trẻ

Khi nghe con nói bi ba bi bô, bố mẹ hãy trả lời🗣️ lại với con, như một cuộc đối thoại bình thường. Ví dụ khi nghe thấy trẻ tạo ra một phụ âm 🔡có thể đoán được, bố mẹ hãy hoàn thành từ đó cho con như : khi trẻ nói ba ba…, bố mẹ 👫có thể đáp lại “Vâng ạ, con gọi ba à”. Ngay cả khi trẻ chưa nói được, trẻ vẫn có thể hiểu được bố mẹ nói gì, vì thế bố mẹ hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn để hỗ trợ.


Gần gũi với trẻ

Bố mẹ có thể ôm 👨‍👩‍👧 hoặc bế trẻ khi trẻ cố gắng nói bập bẹ, như thế sẽ giúp trẻ nhận ra rằng con đã truyền tải được thông điệp 🔉của mình đến bố mẹ.Bên cạnh đó, việc nhìn gần, thấy rõ nét mặt của bố mẹ, trẻ còn học thêm được cách biểu hiện cảm xúc🥰 quá nét mặt. 


Bắt chước tiếng bập bẹ của trẻ

Cách này sẽ giúp trẻ hào hứng😙, khuyến khích trẻ tạo ra nhiều âm thanh hơn. Để thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ, bố mẹ có thể đọc truyện tranh, những bài thơ ngắn, vần điệu dễ nhớ,  kèm theo hành động diễn tả tạo sự thích thú cho trẻ.

Hát cho trẻ nghe

Đi đôi với việc đáp lại tiếng bi ba bi bô của trẻ, bố mẹ cũng có thể hát 😽cho trẻ nghe. Giai điệu 🎶sinh động của bài hát, cùng động tác minh hoạ sinh động của bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe từ trẻ.


Kể về sinh hoạt hàng ngày của bạn cho trẻ nghe

Cũng giống như thai giáo, việc kể chuyện thường ngày, nói ra cảm xúc thường ngày của bố mẹ sẽ giúp trẻ học thêm từ vựng🔤, học cách biểu cảm. Điều này còn giúp trẻ học cách diễn đạt ngôn ngữ đi cùng với cử chỉ. Hoặc thông qua câu chuyện của bố mẹ, trẻ học được cách gọi tên của mọi người, như người trong gia đình bố, mẹ, ông🧓, bà👵…


Dành thời gian cho trẻ một cách hợp lý

Việc bố mẹ dành thời gian ⏰tương tác với trẻ vô cùng quan trọng. Bố mẹ có thể ngồi xuống và chơi cùng con khi rảnh rỗi, đưa trẻ đến thư viện để đọc sách📚. Với cách này, bố mẹ có thể giúp trẻ tập trung vào cuộc trò chuyện và học nói dễ dàng hơn. 


Khi bố mẹ thấy trẻ tập nói ma ma, ba ba, cha cha…, hoặc những chuỗi âm thanh 🎶 dài hơn là dấu hiệu tốt, dự báo thời điểm trẻ bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trẻ nói bập bẹ là một phần quan trọng của quá trình phát triển ngôn ngữ, vì thế nếu trẻ không bập bẹ nói sau khoảng 7 tháng thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám👩‍⚕️ để xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết.