post-title

Cách chở bé đi xe máy an toàn

Bố mẹ thường cho con bằng xe máy 🛵cần đặc biệt chú ý đến các phương pháp an toàn, không thể do sơ suất mà đưa trẻ 👧🏻vào những tình huống nguy hiểm. Vì trẻ em thường hiếu động, khó ngồi yên, nên bố mẹ cần chú ý những mối nguy hiểm 🚨sau đây để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.


Sự cố thường gặp khi chở trẻ bằng xe máy

Trẻ dễ bị ngã từ trên xe máy đang chạy

Trẻ thường có thói quen ngủ gật khi xe máy🛵 di chuyển, lúc này tay của trẻ sẽ mất ý thức nắm, bám vào người bố mẹ. Bên cạnh đó, yên xe máy khá rộng, trẻ chưa thể dùng hai 🦵🏻chân để kẹp, giữ chặt yên xe, nên trong quá trình xe chạy trẻ thường bị lệch sang một bên. Khi xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có thể làm trẻ bị ngã khỏi xe. 

Trẻ hay vặn tay ga khi xe máy đang dừng

Khi bố mẹ dừng xe chủ quan không tắt 💥máy, hoặc không chú ý khi dừng xe, khi cho trẻ bước xuống phía bên phải, trẻ có xu hướng vịn vào tay ga⚠️, điều này hết sức nguy hiểm khi xe lao đi. Nhiều tai nạn xảy ra trong trường hợp nên, vì thế bố mẹ cần chú ý chỉ dẫn và nhắc nhở trẻ khi lên xuống xe máy. 

Bị kẹt chân vào bánh xe máy

Khi chở những trẻ lớn tuổi, trẻ thường có xu hướng đung đưa chân, điều này dễ làm chân, bàn chân, hoặc ống quần cuốn vào bánh🛟xe máy đang chạy làm trẻ ngã, gây tổn thương nghiêm trọng như gẫy xương. 

Chở trẻ đi xe máy như thế nào cho an toàn?

Theo các chuyên gia, khi chở trẻ nhỏ trên xe máy🛵, bố mẹ cần lưu ý, cần tuân thủ một số nguyên tắc để bảo đảm an toàn 👷🏻cho con, cũng như thực hiện đúng luật quy định khi lưu thông trên đường cùng với trẻ em.

Đối với trẻ em 👶🏻dưới 1 tuổi, bố mẹ nên dùng thai cố định trẻ ở phía sau, hoặc phía trước khi lưu thông trên đường. Hoặc có thể dùng khăn vải đeo chéo để giữ chặt trẻ. Nên dùng dụng cụ bảo vệ chân trẻ, tránh để va quệt vào bánh xe máy. 

Đối với trẻ 👧🏻trên 3 tuổi, bố mẹ nên cho trẻ dùng mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn có kích thước đúng với trẻ. Nên cho trẻ ngồi giữa bố mẹ, cố định đầu, không cho trẻ thò ra ngoài để tránh va quệt trong khi di chuyển. Tuyệt đối không cho 🙅🏻‍♂️trẻ đứng trên yên xe với bất cứ lý do nào. 

Vị trí cho trẻ ngồi trên xe máy 🛵cũng rất quan trọng. Cho trẻ ngồi phía trước là nguy hiểm nhất, khi xe phanh gấp, lực quán tính dồn về phía trước, ngực đập vào tay lái, có thể sẽ gây vỡ lồng ngực, nguy hiểm cho tim🫀. Vì nên cho trẻ ngồi phía sau lưng người lớn, có dây đai nịt ⛑️an toàn cố định trẻ vào bụng, tuyệt đối không cho trẻ đứng trên yên xe dù có người giữ. 

Và theo khoản 1 Điều 30 của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định rằng người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật và trẻ dưới 14 tuổi. Như vậy, bố mẹ chỉ được chở 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 14 tuổi, nếu chở 3 người trên xe sẽ bị phạt từ 400,000 đồng đến 600,000 đồng.