post-title

Bệnh tiểu đường mang thai. Tất cả mọi thứ về xét nghiệm và kiểm tra lại bệnh tiểu đường mang thai!

Xét nghiệm 'tiểu đường thai kỳ' khi mang thai là điều mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua🙌. Và làm sao để tránh được cái tên gọi đáng ghét ‘kiểm tra lại tiểu đường thai kỳ’ là điều mà các mẹ bầu muốn biết. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì, thực hiện như thế nào,  và khi nào bạn cần phải kiểm tra lại.🙌🏻


Tiểu đường thai kỳ là gì?

Biết về tiểu đường thai kỳ trước khi xét nghiệm.

👀 Vì sao lại bị tiểu đường khi mang thai?

Tiểu đường theo nghĩa đen là đường được thải ra qua nước tiểu. Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 3% trên tổng số phụ nữ mang thai và đang có xu hướng gia tăng📈. Vẫn chưa có nguyên nhân chính xác vì sao xuất hiện tiểu đường thai kỳ.😫 Tuy nhiên, nguyên nhân được cho biết  là do hormone được tiết ra từ nhau thai và sản phụ có hiện tượng lượng insulin cần thiết không được phân bố đủ ở tuyến tụy khi mang thai.

👀 Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ là gì?

Ngoài các triệu chứng mệt mỏi😣, suy nhược thì hầu như đa số không có triệu chứng gì.💬 Khi mang thai không có phản ứng gì đặc biệt, thế rồi phản ứng lại xuất hiện khi sinh nở. Tiêu biểu là nhiều trường hợp mang thai to, tiền sản giật v.v...có thể dẫn đến sinh non.


Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện như thế nào?

Đến lúc kiểm tra tiểu đường thai kỳ rồi sao!

Ai và khi nào kiểm tra?

Tất cả phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24~28 đều  xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, vì vậy bạn nên xét nghiệm sau tuần thứ 24.💉 Ngoài ra, nếu bạn đã từng mắc tiểu đường thai kỳ, hoặc có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, đã từng sinh con to nặng hơn 4kg, đã sinh non hoặc sẩy thai sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao cần phải xét nghiệm. 

Uống Glucose

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Đây là xét nghiệm bằng cách uống 50g glucose, sau một giờ, bạn sẽ được lấy máu để đo chỉ số đường huyết.🩸 Nếu chỉ số đường huyết trên 140mg/dl, thì sẽ phải thực hiện xét nghiệm 100g dung nạp glucose đường uống(kiểm tra lại).

Glucose có dễ uống không?

Dung dịch xét nghiệm glucose là chất lỏng màu cam, có vị hơi ngọt, bạn phải uống 50g. Thuốc dễ làm người uống thấy buồn nôn và nôn mửa😫. Có khuyến nghi nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh trước khi dùng để tránh buồn nôn. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên uống thuốc sau khi làm lạnh.

Có phải nhịn ăn không?

Một số bệnh viện sẽ đưa thuốc cho bạn trước và yêu cầu vào viện kiểm tra sau khi uống. Cũng có bệnh viện yêu cầu bạn uống ngay ngay tại chỗ.💦 Sau khi uống thuốc, bạn cần nhịn ăn 1 giờ trước khi lấy máu. Bạn có thể ăn uống như bình thường rồi đi xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu phải xét nghiệm lại, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ.


Tại sao lại có trường hợp kiểm tra lại?

Bị lấy máu đến 4 lần sao?

Trường hợp nào kiểm tra lại

Như đã đề cập ở trên, nếu kết quả xét nghiệm khi uống 50g glucose có chỉ số đường huyết trên 140 mg/dL, bạn có khả năng cao bị tiểu đường thai kỳ. Để chẩn đoán chính xác khả năng bị tiểu đường thai kỳ phải thực hiện lại xét nghiệm với 100g glucose.

 Kiểm tra lại được thực hiện như thế nào?

Cái tên đáng ghét kiểm tra lại tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm lấy máu tổng cộng 4 lần, xét nghiệm glucose huyết thanh 1 lần, uống hết 100g glucose một lần, sau 1 giờ, sau 2 giờ , sau 3 giờ, mỗi lần lấy máu 1 lần🩺. Đây được coi là một bài kiểm tra khó khăn vì mất nhiều thời gian và phải lấy máu nhiều lần.

Làm sao biết mình có bị tiểu đường thai kỳ không?

Khi xét nghiệm với 100g thuốc, nếu trong 4 lần kiểm tra có trên 2 lần cho ra chỉ số đường huyết bất thường thì sẽ được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ. 

 Có nên điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi kiểm tra lại?

Một số người cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi kiểm tra lại vì không muốn nhận chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, có điều chỉnh như thế nào cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả.🤔 Trên thực tế, nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ và kết quả xét nghiệm cho thấy không có gì, bạn không điều chỉnh thì  sẽ nguy hiểm hơn. Bạn hãy ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm và nên tránh trái cây và đồ ăn cay.🙆‍♀️