Làm thế nào để hình thành gắn kết ổn định giữa bố mẹ và trẻ. Việc gắn kết với trẻ💗 là điều mà nhiều mẹ băn khoăn sau khi sinh con. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thời điểm và cách thức hình thành gắn kết nhé!
Sự hình thành gắn kết là gì?
Sự gắn kết💓 hình thành từ thời thơ ấu là nền tảng cơ bản cho sự phát triển về mặt cảm xúc, xã hội và nhận thức của trẻ. Sự gắn kết an toàn sẽ xây dựng sẽ hình thành nên mối quan hệ hài hòa cho không chỉ riêng bản thân của trẻ, mà với cả người khác.
Sự tự tin và mối quan hệ hài hòa giữa người với người của trẻ sẽ giúp trẻ có động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, để hình thành sự gắn kết trong thời thơ ấu khi trẻ không thể tự ăn, ngủ và đại tiện, niềm tin vào bố mẹ👫rất quan trọng, người chăm sóc để trẻ tồn tại.
Để thu hút sự chú ý của bố mẹ, trẻ giao tiếp bằng mắt👀 và ra hiệu đòi ẳm bồng. Bên cạnh đó, khi gặp người lạ, trẻ cho bố mẹ thấy phản ứng sợ hãi và một số phản ứng khác. Lúc này, sự gắn kết ổn định được hình thành tùy theo phản ứng của bố mẹ với trẻ. Đây là lý do tại sao bố mẹ phải luôn dành cho trẻ sự quan tâm và yêu thương thường xuyên💖.
Thời điểm hình thành sự gắn kết
✨ Từ trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
Đây là thời điểm trước khi sự gắn kết được hình thành. Thời điểm trẻ chưa phát triển khả năng phân biệt giữa người và đồ vật🙅. Vì vậy, trẻ thực hiện những hành vi muốn ở gần người đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của trẻ theo bản năng. Đây có thể được gọi là hành vi bước đầu của sự gắn kết.
✨ Từ 3 tháng đến 8 tháng tuổi
Đây là thời kỳ hoàng kim của sự hình thành gắn kết💛. Trẻ bắt đầu bộc lộ phản ứng xã hội hóa khác biệt. Trẻ tương tác với bố mẹ thông qua những tín hiệu tích cực hơn. Sự tương tác này mang lại cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm năng lực phân biệt người lạ phát triển. Vì thế, trẻ khóc😭 khi gặp người lạ, hoặc cảm thấy lo lắng bị chia cắt khi không có mẹ bên cạnh.
✨ Từ 8 tháng đến 18 tháng tuổi
Cho đến giai đoạn sự gắn kết hoàn toàn được hình thành, hành động gắn kết của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ xuất hiện một cách chủ động hơn. Trẻ thể hiện sự gắn bó💞 của mình qua thể chất, như bám vào chân mẹ, hoặc đi bám theo. Bên cạnh đó, trẻ còn thể hiện rõ sự khủng hoảng xa cách khóc😢 tìm khi rời xa mẹ hoặc bố. Đó là một quá trình nhận biết đối tượng gắn kết là điểm tựa an toàn và dần dần mở rộng phạm vi hoạt động.
✨ Từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi
Trong thời điểm này, mối quan hệ gắn kết được mở rộng với nhiều người khác nhau. Không chỉ kỹ năng giao tiếp💬, mà nhận thức của trẻ cũng phát triển nên các trẻ nhận thức được rằng bố mẹ sẽ quay lại với mình. Hơn nữa, hành vi tiêu cực như khủng hoảng xa cách cũng giảm đi😁. Đây là lúc trẻ thể hiện nhiều hành vi khác nhau để lấy lòng người mà trẻ thích. Và trẻ cũng cố gắng đáp ứng theo mong đợi của bố mẹ.
Phân loại gắn kết này như thế nào?
✨ Sự gắn kết ổn định
Trẻ thường thích nghi và khám phá ngay khi ở môi trường xa lạ khi có mẹ bên cạnh, nhưng sẽ khóc và tìm kiếm khi không có mẹ. Nhưng khi mẹ quay lại, trẻ vui khi gặp mẹ😆, dễ dàng bình tĩnh lại và quay lại khám phá. Điều quan trọng nhất ở đây là trẻ đang sử dụng mẹ mình làm chỗ dựa an toàn. Đây là tình huống mà mẹ và trẻ đang có sự tương tác tích cực. Vì vậy, sự gắn kết ổn định là loại gắn kết được mong muốn nhất👍.
✨ Sự gắn kết né tránh
Trẻ thờ ơ với mẹ ngay cả khi mẹ ở cùng phòng. Điều này có nghĩa là khi ở xa mẹ hoặc trong hoàn cảnh xa lạ trẻ cũng không cảm thấy bất an. Và khi mẹ quay trở lại, trẻ cũng không chạy đến bên mẹ, hoặc nhìn đi chỗ khác v.v. được gọi là hành vi né tránh không quan tâm👀.
✨ Sự gắn kết kháng cự
Trẻ không🙅 khám phá môi trường xa lạ ngay cả khi có mẹ bên cạnh. Sau đó, khi mẹ đi, trẻ trở nên rất lo lắng và khóc không ngừng. Khi mẹ quay lại ẳm bồng, trẻ cũng khó bình tĩnh và có thể đánh hoặc tấn công mẹ💢. Đây là một hành vi hai mặt, trẻ vừa rất phụ thuộc vào mẹ, nhưng cũng vừa kháng cự lại mẹ.
Để có sự gắn kết ổn định
Như đã đề ở trên, sự gắn kết không tự nhiên xảy ra vào một thời điểm cụ thể, mà được hình thành thông qua thời gian dài cùng cho bố mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến sau 1 tuổi. Vì thế, trong khoảng thời gian này, bố mẹ chỉ cần dành nhiều tình cảm và tình yêu thương💗 cho trẻ là đủ.
Nếu bạn là working mom, bạn lo lắng🤔 rằng mình không có đủ thời gian dành cho trẻ, thì chỉ cần 10 phút mỗi ngày là được. Hãy đặt điện thoại xuống, tập trung vào trẻ và biến khoảng thời gian này trở nên đặc biệt👍.