post-title

Sự tăng trưởng vượt bậc của trẻ, Wonder weeks là gì?

Là mẹ đang nuôi con, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Wonder weeks” ít nhất một lần. "Con mình đang trong giai đoạn Wonder weeks không nhỉ?" Chúng tôi luôn thấy điều đó trong 'Góc chia sẻ Baby Billy'.👀 Billy phân tích chính xác Wonder Weeks là gì, nó biểu hiện như thế nào và bố mẹ nên làm gì để ứng phó.🤓


‘Wonder weeks’ là gì?

Wonder... cái này là gì vậy?

Người biên tập viết bài này đã đến gặp bác sĩ🏥 khi con cô được bốn tháng tuổi vì cô lo lắng cháu ngủ không ngon giấc và quấy khóc suốt ngày. Tại khám nhi khoa, tôi hỏi bác sĩ xem con tôi có bị ốm không và đó có phải là "Wonder weeks" mà tôi đã nghe nói đến không😧.

Tôi nhớ mình đã rất ngạc nhiên khi bác sĩ hỏi ngược lại Wonder Weeks là gì.

Wonder weeks không phải là một thuật ngữ y học mà là một khái niệm được tiên phong bởi một chuyên gia phát triển người Hà Lan, người đã dành 30 năm nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em. Hai học giả Hetty van der Leydt và Frans X. Froehlich đã phát hiện ra rằng trong 20 tháng đầu đời của một đứa trẻ, có 10 giai đoạn phát triển trí tuệ vượt bậc. Trong những khoảng thời gian này, còn được gọi là "tuần lễ kỳ diệu" hoặc "tuần nhảy bật🏃", trẻ sẽ tăng trưởng nhanh chóng và cảm thấy lo lắng và bối rối, điều này dẫn đến cáu kỉnh và nhạy cảm làm cho chế độ ăn và ngủ không đều.

Nhưng thời điểm này đến với mỗi đứa trẻ một cách khác nhau. Một số đến đúng thời điểm, nhưng tốc độ phát triển của mỗi trẻ khác nhau, do đó thời điểm này đến không đúng với nhiều trẻ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng trẻ em trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng và có những khả năng mới có thể gây lo lắng và bối rối.🌟

Wonder weeks, đặc điểm này xuất hiện theo chu kỳ!

Chúng con đang trưởng thành! Đừng có cản chúng con!

➰ 4~5 tuần tuổi: Sự thay đổi giác quan

Khi trẻ bắt đầu nhận ra rằng mình không còn ở trong bụng mẹ nữa, trẻ sẽ thức lâu hơn và nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh.👀 Trẻ bắt đầu vặn vẹo cơ thể theo phản xạ và có lúc giật mình khóc vì cử động của mình.💦

➰ 7~9 tuần tuổi: Sự hình thành thói quen

Trẻ bắt đầu phân biệt được ngày và đêm🌙. VÌ thể trẻ trở nên khó ngủ. 😲 Bạn có thể thấy trẻ nhìn thấy trẻ thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại, như tìm và chạm vào bàn tay, tạo ra những âm thanh giống nhau, v.v.

➰ 11~13 tuần tuổi: Cử động tự nhiên

Những trẻ phát triển nhanh sẽ ngẩn đầu lên được, và nếu bạn đưa lục lạc vào tay, trẻ có thể lúc lắc tay dù chưa nắm được. Giờ ngủ ngày và đêm gần giống nhau.

➰ 15~19 tuần tuổi: Sư kiện

Trẻ nhận thấy những gì đang xả ra xung quanh mình và nhận biết đó là sinh hoạt thường ngày. Sẽ  tốt khi cho bé tiếp xúc với môi trường mới và người lạ.

➰23~26 tuần tuổi: Hình thành mối quan hệ

Là thời điểm trẻ có thể nghe giọng nói và nhận biết sự tồn tại của mẹ ngay cả khi không nhìn thấy mẹ. Trẻ có thể khó ngủ hoặc quấy khóc vì mọc răng🦷. Cũng là lúc trẻ cảm nhận được khoảng cách.

➰34~37 tuần tuổi: Nhận thức xa cách

Trẻ bắt đầu bò một cách cứng cáp và bắt đầu lo lắng về xa cách💦. Trẻ nhận ra rằng trẻ có thể phải xa cách một số đồ vật, cảm giác, động vật và người nào đó.

➰42~46 tuần tuổi: Nhận thức trật tự

Đây là thời điểm rất quan trọng vì trẻ nhận thức được nguyên tắc trật tự. Trẻ nhận thức được đồ vật người đều có tên, vì thế hãy cho trẻ tiếp xúc với đồ vật và người mới👍.

➰51~54 tuần tuổi: Thời điểm bắt đầu biết đi

Thời điểm bắt đầu biết đi, cũng là thời điểm lo lắng xa cách có thể quay trở lại.

➰60~64 tuần tuổi: Nguyên tắc

Thời điểm thích bắt chước, trẻ bắt đầu bắt chước những thói quen của bố mẹ. Trẻ nhận ra rằng hành động của mình đem lại kết quả nhất định.💡

➰75 tuần tuổi: Hệ thống

➰75 tuần tuổi: Hệ thống

Khi được 75 tuần tuổi, trẻ hiểu được câu và tích cực khám phá môi trường xung quanh, vì thế thật khó để giữ trẻ ở nhà cả ngày. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu vòi vĩnh.

Wonder weeks, hãy ứng phó như thế này.

Em bé à, mẹ yêu em! ♥

Cách tốt nhất để dỗ dành trẻ trong 'Wonder weeks' là vuốt ve nhẹ nhàng và quan tâm nồng nhiệt. Hãy bình tĩnh và ở gần trẻ hơn bao giờ hết. Hãy cố gắng âu yếm thường xuyên và tạo cho trẻ cảm giác được 'yêu thương💕'. Ngay cả khi bạn đã thành công trong việc rèn luyện giấc ngủ, trẻ vẫn có thể gặp khó khăn trong 'Wonder weeks'. Trẻ sẽ thức dậy thường xuyên hơn vào giữa đêm và giấc ngủ ngày sẽ ngắn hơn. Khi ru trẻ ngủ, tạo cho trẻ cảm giác ngủ thoải mái và ấm áp.💤

Sự tăng trưởng vượt bậc làm đảo lộn thế giới quen thuộc của trẻ. Kết quả là làm trẻ cảm thấy lo lắng và kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần.😮 Từ đó, trẻ muốn có cảm giác an toàn, yên tâm trong vòng tay của mẹ, nơi trẻ cảm thấy an toàn nhất. Sau giai đoạn “Wonder weeks”, thường là giai đoạn ổn định. Hãy bình tĩnh, chấp nhận những cơn giận dữ và tiếng khóc của trẻ và chờ đợi với tình yêu thương.💞