Tê tay chân, tay chân nhức mỏi là những biểu hiện thường gặp nhất khi mẹ mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Và dù ít hay nhiều nó cũng làm cho mẹ bầu lo lắng, khó chịu và mệt mỏi. Vậy mẹ bầu cần làm gì nếu gặp phải tình trạng này?
Các biểu hiện của tê mỏi, đau chân tay khi mang thai
Trong quá trình mang thai 🤰🏻bỗng nhiên mẹ cảm thấy buồn bực tay chân, có cảm giác châm chích như bị kim đâm, buồn râm ran như có kiến bò... Hay một ngày ngủ dậy mẹ bầu bỗng thấy tay 💪🏻chân bị tê, khó cử động hoặc đau khi cử động. Mẹ đang cầm nắm một vật gì đó mà thấy tay tê cứng, không cảm giác…. Hoặc mẹ bầu thường xuyên bị cứng chân tay khi ngồi hay đứng ở một tư thế lâu. Nếu mẹ thấy các triệu chứng kể trên thì khả năng cao là mẹ đang bị tình trạng tê cứng, đau tay chân khi mang bầu rồi đó ạ.
Mẹ hay bị đau nhức tay chân vào giai đoạn nào?
Triệu chứng tê bì đau nhức ⚡tay chân này có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn mang bầu nào. Tuy nhiên thường thì các biểu hiện này sẽ được cảm thấy mạnh mẽ nhất ở 3 tháng cuối⏰ của thai kỳ. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở cả ngón tay, bàn tay, cổ tay, vùng chân và thậm chí có thể lan lên tới cổ chân hoặc đùi, hông và thắt lưng.
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau nhức và tê tay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nhức tê bì tay chân khi mang bầu. Có thể tổng hợp lại một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:
Do tăng cân khi mang bầu
👀Cân nặng của mẹ bầu sẽ luôn có xu hướng tăng lên trong suốt thai kỳ. Khi tăng cân vô hình chung sẽ làm các mạch máu 🩸có xu hướng bị chèn ép, nghẽn mạch máu ở rãnh tay chân khiến máu lưu thông kém. Các mạch máu bị chèn ép là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê tay chân🦵🏻 của mẹ bầu. Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian mẹ bầu tăng cân nhiều nhất do đó đây là khoảng thời gian mẹ cảm nhận được rõ rệt nhất hiện tượng này.
Do ít vận động
Khi mang bầu nhiều người có suy nghĩ không nên vận động nhiều tránh ảnh hưởng đến thai nhi🤰🏻. Cộng thêm khi bầu to cơ thể mẹ nặng nề nên các mẹ có xu hướng ít hoặc lười vận động, chỉ ngồi yên một chỗ. Hệ quả của việc này dẫn đến máu lưu thông khó khăn hơn, các vùng ngoại vi như tay, chân sẽ không được cung cấp đủ lượng máu khi mẹ bầu chỉ ngồi yên. Chính vì thế, tình trạng tê bì chân tay sẽ xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu ít 🚶🏻♀️vận động.
Do thay đổi hormone
Khi mang bầu vào những tháng cuối cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormone 🧬là relaxin. Hormone này làm mềm cơ xương chậu và khớp giúp quá trình sinh đẻ của mẹ dễ dàng hơn. Nhưng ngược lại quá trình đó lại chèn ép lên các dây thần kinh khiến các bộ phận liên quan có thể bị tê, đau nhức.
Ngoài ra các hormone này làm lượng máu 🩸trong cơ thể bị tăng lên đến 50% khiến các mạch máu giãn nở hoặc gây ra hội chứng ống cổ tay. Nó đều khiến tay chân mẹ bầu có thể bị đau nhức.
Do thiếu chất
Cơ thể mẹ khi mang thai cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như magie, canxi, axit folic, các vitamin như B1, B2💊,... Nếu mẹ không đáp ứng được đầy đủ các chất này cơ thể bị thiếu vi chất dinh dưỡng và các loại vitamin khoáng chất này. Kéo theo hệ quả là sức đề kháng của mẹ bầu sẽ suy giảm, máu lưu thông kém hoặc thiếu máu dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị tê mỏi chân tay.
Do bệnh lý
Nếu mẹ bầu có sẵn tiền sử các bệnh: béo phì, mỡ máu, đái tháo🍬 đường, thiếu máu, rối loạn thần kinh... thì cũng cơ nhiều khả năng cao sẽ bị tê buồn đau nhức tay chân.
Mẹ bầu tê buồn đau nhức tay chân có nguy hiểm không?
Tê buồn đau nhức ⚡tay chân là một triệu chứng phổ biến hay gặp ở mẹ bầu. Nó còn được coi là một triệu chứng sinh lý bình thường khi mang thai do các thay đổi của mẹ. Thường thì nó sẽ biến mất sau khi sinh và mẹ điều chỉnh cơ thể về chế độ bình thường. Nên nhìn chung nó không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu mẹ bị tê bì tay chân kéo dài hàng tuần không đỡ kèm theo các triệu chứng như: không cử động được, co cơ, hoa mắt👀....thì mẹ nên đến các cơ quan thăm khám để kiểm tra nhé.
Các biện pháp khắc phục tình trạng tê bì đau nhức tay chân khi mang thai
Khi bị tê bì đau nhức tay chân chắc hẳn mẹ cảm thấy khó chịu và lo lắng không biết phải làm thế nào. Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà bằng chỉ bằng cách thay các điều cơ bản nhất.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ nên thêm trứng, sữa, rau xanh 🥬và trái cây 🍊vào trong thực đơn ăn hàng ngày của mình nhé. Các thực phẩm này đều chứa rất nhiều canxi, axit folic, vitamin B21, C, D, kẽm,... là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời giúp mẹ phòng ngừa tê bì đau mỏi tay chân.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ có thể tham khao ý kiến của các chuyên gia và bắt đầu những khóa tập như yoga🧘🏻♀️ hay kéo cơ nhẹ nhàng. Vừa giúp chống tê bì đau nhức tay chân vừa giúp mẹ nâng cao sức khỏe và cơ thể dẻo dai hơn nữa đó ạ.
Ngoài ra mẹ kết hợp vận động nhẹ nhàng đứng lên, ngồi xuống nhé. Không ở một tư thế quá lâu tránh tắc nghẽn mạch máu nha.
Massage
Mỗi ngày mẹ dành ra 30 phút ⏰để massage tay chân giúp tuần hoàn lưu thông máu. Mẹ cũng có thể kết hợp ngâm tay chân với nước ấm nữa để có hiệu quả tốt hơn nhé.
Thêm một mẹo nhỏ là mẹ có thể sử dụng gối ôm để kê tay, chân. Nó sẽ giúp mẹ có tư thế thoải mái nhất hạn chế bị phù, nghẽn mạch máu. Qua đó giúp mẹ giảm thiểu🍃 được hội chứng tê bì đau nhức tay chân khi mang thai nha. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.