post-title

Bà bầu có nên đi bộ khi mang thai không?

Mọi người thường nói " đi bộ cho dễ đẻ"🚶🏻‍♀️ nên nhiều mẹ bầu có suy nghĩ nên đi bộ nhiều khi mang thai. Tuy nhiên điều này có thực sự tốt? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.


Bà bầu có nên đi bộ khi mang thai không?

Bà bầu có nên đi bộ không?

Đi bộ 🚶🏻‍♀️là bài tập thể dục rất tốt cho tim mạch, giúp cơ thể mẹ dẻo dai và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu 🔎cho thấy nếu mỗi ngày mẹ đi bộ khoảng 30 phút sẽ giúp dễ sinh và cũng gặp ít rủi ro hơn đối với những mẹ bầu không có thói quen này. Như vậy trước hết ta có kết luận đi bộ tốt cho sức khỏe mẹ bầu. 

Bà bầu đi bộ có ảnh hưởng gì không?

Nếu sức khỏe của mẹ bầu🤰🏻 tốt, không có vấn đề về bệnh lý tay chân, thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh thì đi bộ khi mang thai hoàn toàn tốt. Thậm chí đi bộ còn mang lại rất nhiều lợi ích💡 cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu không nên cảm nhận bằng suy nghĩ cá nhân. Mẹ nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ 🧑🏻‍⚕️về thể trạng và thai nhi để xác định xem có nên đi bộ khi mang thai hay không nhé.


Lợi ích của việc đi bộ khi mang thai

Đi bộ khi mang thai mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Trong đó phải kể đến các lợi ích sau

Cải thiện giấc ngủ

Nhiều mẹ bầu hay gặp tình trạng khó ngủ😔, mất ngủ vào ban đêm. Nếu mẹ đi bộ vào ban ngày sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa giúp mẹ có giấc ngủ chất lượng hơn đó ạ.

Giảm táo bón

Đây là lợi ích mà rất nhiều mẹ bầu mong muốn đúng không ạ. Quá trình mang bầu mẹ bổ sung nhiều sắt 🧬vô hình chung làm mẹ bị rơi vào tình trạng táo bón. Việc đi bộ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kết hợp với uống nhiều nước và ăn rau xanh 🥗thì táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.

Tăng cường sức khỏe

Đi bộ mỗi ngày kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng khi mang bầu giúp sức khỏe của mẹ nâng cao📈, cơ thể dẻo dai hơn.  Đi bộ là hình thức tập luyện giúp giải phóng endorphin trong cơ thể. Endorphin🌱 là những hóa chất giúp mang lại tâm trạng tốt. Do vậy, thay vì cả ngày nằm một chỗ vừa khiến cơ thể mệt mỏi và tâm trạng u ám thì đi bộ là một cách giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, chống 🙆🏻‍♀️mệt mỏi hiệu quả mẹ nhé. Ngoài ra đi bộ còn có thể giúp mẹ điều hòa huyết áp. Huyết áp cao dễ gây ra tiền sản giật nên đi bộ cũng mang lại lợi ích rất tốt cho quá trình này đó ạ. 

Duy trì cân nặng

Tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai đem lại rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ bầu. Đi bộ cũng là một hình thức tập luyện 🚶🏻‍♀️giúp mẹ duy trì cân nặng hiệu quả ạ.

Giúp mẹ dễ sinh

Vào 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi 👶🏻đã có sự phát triển ổn định và chuẩn bị chào đời. Việc đi bộ sẽ giúp thai nhi có xu hướng xuống dưới tử cung giúp quá trình sinh của mẹ trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng nâng cao tỷ lệ sinh thường cho mẹ nữa ạ.


Đi bộ thế nào cho hợp lý


Ba tháng đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn cần cẩn trọng nhất. Mẹ có thể đi bộ nhưng không nên đi nhiều. Khi mới mang bầu là giai đoạn thai nhi mới hình thành nên vẫn chưa bám chắc vào tử cung của mẹ. Việc mẹ bầu 🤰🏻đi bộ nhiều dễ gây áp lực cho vùng chậu và bụng dẫn đến nguy cơ sảy thai. Nếu mẹ muốn đi bộ cần lưu ý.

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu bác sĩ👩🏻‍⚕️ thăm khám và xác nhận mẹ có thể đi bộ thì lúc đó mẹ mới nên đi bộ. Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, lưu thai, tiền sản giật, tử cung yếu hoặc tử cung ngắn, chảy máu tử cung, mẹ bầu trên 35 tuổi... thường là những mẹ không nên đi bộ trong ba tháng đầu của thai kỳ. 

Đi bộ đúng cách

Nếu xác nhận sức khỏe mẹ có thể đi bộ 🚶🏻‍♀️thì ba tháng đầu thai kỳ thay vì đi bộ nhiều mẹ nên đi bộ ngắn 5-10 phút sau đó mới tăng dần tùy theo sức mẹ. Sau khi đã quen với việc đi bộ mẹ nên đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày và 3 ngày/tuần. Sau đó, tăng lên 4 ngày/tuần và mỗi ngày đi thêm 5 phút. Sau vài tuần có thể  tăng lên 5 ngày/tuần.

Ba tháng giữa thai kỳ

Đến giai đoạn này, mẹ nên đi bộ từ 25 – 40 phút mỗi ngày và đi từ 5 – 6 ngày/tuần. Tư thế khi đi bộ cũng rất quan trọng💡 . Mẹ hãy giữ cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng để trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng gây đau mỏi lưng mẹ nhé.

Ba tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn này đã là giai đoạn an toàn và các bác sĩ cũng sẽ khuyến khích mẹ đi bộ  nhiều. Mẹ có thể đi từ 25 – 50 phút mỗi ngày và từ 5 – 6 ngày/tuần. Khi đi bộ mẹ nên đi trên đường bằng phẳng 🏡tránh những đường gồ ghề, nhiều sỏi đá có thể khiến mẹ mất thăng bằng. Đặc biệt những tuần cuối sắp sinh🤰🏻 mẹ không nên đi bộ quá xa, chỉ nên đi gần nhà và nhớ mang theo điện thoại để liên lạc trong trường hợp cần thiết nhé.


Đi bộ thế nào cho hiệu quả



Mẹ bầu ơi không phải cứ đi bộ đơn thuần là có hiệu quả tốt đâu mẹ nhé. Đi bộ cũng cần phải có kỹ năng và sự chuẩn bị tìm hiểu kỹ càng mới phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Mẹ bầu nên ghi lại các nguyên tắc nằm lòng dưới đây nha.

Chọn giày, dép phù hợp

🔍Một đôi giày mềm, vừa chân, có độ bám tốt không trơn trượt là điều kiện cần để quá trình đi bộ của mẹ đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng kem chống nắng

Làn da khi mang bầu khá nhạy cảm nếu tiếp xúc với nắng mặt trời tia uv có thể khiến mẹ bị thâm, nám, sạm da. Mẹ nên chọn các sản phẩm chống nắng🌞 an toàn cho mẹ bầu và có kem  spf từ 30 trở lên nhé.

Bổ sung nước cho cơ thể

Đi bộ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Cơ thể sẽ mất khá nhiều nước🥛. Mẹ nên đem theo một bình nước khi cảm thấy mỏi chân, mệt, khát, mẹ bầu nên đi chậm lại dần. Sau đó uống nước một cách từ từ, từng ngụm một, không nên uống quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Ăn nhẹ trước khi đi bộ

Một quả chuối, táo, sinh tố hay bánh gạo 🥗sẽ là lựa chọn tuyệt vời trước khi đi bộ. Mẹ không nên ăn quá no trước khi đi bộ sẽ khiến dạ dày chèn ép vào tử cung làm khó chịu.

Chọn địa điểm đi bộ phù hợp

Không khí trong lành, 🏡nhiều cây xanh, đường bằng phẳng là địa điểm phù hợp để mẹ đi bộ. Tùy vào thời tiết nóng hay lạnh mẹ có thể đi bộ ngoài trời hoặc trong nhà. 

Nhịp điệu, cách đi

Khi đi, mẹ bầu nên đặt gót chân xuống trước rồi sau đó đến ngón chân thay vì đặt hẳn cả bàn chân xuống đường. Mẹ nên đi nhẹ nhàng🎵, bình tĩnh, thả lỏng, không nên sải chân quá lớn và đi quá nhanh. Bởi vì điều này có thể dẫn đến biến chứng dây nhau cuốn cổ ở thai nhi.

Không thay đổi tư thế đột ngột

Đang đi mẹ không nên dừng lại và ngồi xuống 🚨đột ngột. Hoặc đang ngồi nghỉ mẹ không nên đột ngột đứng lên và đi bộ ngay. Việc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bầu chóng mặt😵‍💫, hoa mắt, buồn nôn,… 


Khi nào mẹ bầu nên dừng đi bộ

Trong quá trình đi bộ 🚶🏻‍♀️mẹ thấy cơ thể kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Bụng và xương chậu đau đớn thậm chí bị chảy máu âm đạo và co tử cung... Lúc này mẹ nên dừng ngay việc đi bộ và đi thăm khám ngay mẹ nhé.

Đi bộ là hình thức tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh 💪🏻lại giúp tinh thần mẹ sảng khoái. Mẹ mạnh khỏe thì con mới mạnh khỏe nên mẹ bầu hãy áp dụng ngay những lưu ý trên nhé.🥰